Tìm cách "mở lối" cho dệt may thương hiệu Việt

Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitax) cùng Cty Decide with Confidence (D&B) và Ngân hàng Vietinbank tổ chức Hội thảo giải pháp hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực và cơ hội mở rộng xuất khẩu Dệt may Việt Nam. Trong lúc khó khăn này, Doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước phải làm gì để kiếm được nhiều đơn hàng? 

Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitax) cùng Cty Decide with Confidence (D&B) và Ngân hàng Vietinbank tổ chức Hội thảo giải pháp hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực và cơ hội mở rộng xuất khẩu Dệt may Việt Nam. Trong lúc khó khăn này, Doanh nghiệp (DN) dệt may trong nước phải làm gì để kiếm được nhiều đơn hàng? Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch, Kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam- chia sẻ: 

Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas
Bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vitas
Thị trường dệt may 6 tháng đầu năm 2012 khó khăn, tăng trưởng chỉ nhỉnh hơn một chút so với cùng kỳ, đơn cử, thị trường Mỹ chỉ tăng trưởng 3%, thị trường EU tăng trưởng 2,7%, thị trường Nhật Bản tăng trưởng 8,9%, thậm chí, có thị trường còn giảm như, thị trường Hàn Quốc giảm 2% so với cùng kỳ năm 2011....
Ngành Dệt may Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp, sử dụng hai triệu lao động, chiếm 5% lực lượng lao động cả nước. Xuất khẩu đứng thứ nhất cả nước, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; Việt Nam lọt trong “top” 10 trong 153 quốc gia xuất khẩu dệt may, sau Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Đài Loan ... 
Lúc khó này, chúng ta lại càng nhìn rõ “điểm yếu” của ngành dệt may, xin bà cho biết cụ thể hơn? 
Điểm yếu của chúng ta, quá phụ thuộc vào nguyên liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu; trình độ quản lý, năng suất lao động còn thấp, thiếu sự kết nối trực tiếp với thị trường, chi phí vốn quá cao. Cụ thể, ngành sợi nhập khẩu 96, 97% nước ngoài, sơ, hóa chất... đều phải nhập với tỷ lệ lớn, trình độ sản xuất và quản lý chưa thực sự chuyên nghiệp, vẫn chủ yếu làm gia công, qua nhà đặt hàng gia công trung gian, chi phí đầu vào tăng, lãi suất chưa giảm nhiều, nhưng giá bán giảm so với trước.
Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2012
Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2012
Trong khi Hàn Quốc chỉ cần cắt và may tại Việt Nam là được hưởng ưu đãi thì Nhật yêu cầu phải là hàng từ vải được sản xuất tại Việt Nam và ASEAN. Thị trường lớn nhất là Hoa Kỳ, nếu chúng ta ký được Hiệp định TPP, người hưởng lợi nhất chính là ngành dệt may nhưng họ yêu cầu, sản phẩm may mặc của Việt Nam từ sợi - vải - sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu “xuất xứ Việt Nam”. 
Lao động giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam; đồng thời, chúng ta yếu khả năng tiếp cận thương mại, thiết kế, thương mại điện tử... thiếu lao động trung và cao cấp (sản xuất, quản lý, marketing); ảnh hưởng vấn đề đất đai, môi trường – xử lý nước thải, cụm công nghiệp, vùng ...
Cái khó nhất hiện nay là đầu ra – thị trường tiêu thụ. Vì thị trường tiêu thụ dệt may lớn Mỹ, EU, Nhật Bản... đều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công, thất nghiệp gia tăng, người tiêu dùng dè sẻn trong chi tiêu, ảnh hưởng tiêu dùng, nhiều khách hàng giảm đơn hàng, như Hàn Quốc năm ngoái có thời kỳ tăng hơn 200%,  nay giảm 2%. 
Để gỡ “nút thắt”, cũng là để “tiếp thêm” sức mạnh cho các doanh nhân ngành này, Hiệp hội có hành động gì, thưa bà? 
Vốn lưu động cho sản xuất trước đây là điểm yếu nhưng giờ lại là điểm mạnh vì làm gia công nên tận dụng được vốn của khách hàng, không phải mua nguyên phụ liệu, chỉ phải sử dụng vốn để trả nhân công lao động và một số nguyên phụ liệu khác. Nhìn xa, cái khó của các dự án dệt may là ở các dự án trung và dài hạn vì nếu không tiếp cận được nguồn vốn để chủ động xây dựng các vùng, cụm công nghiệp nguyên, phụ liệu thì khó phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, còn vấn đề năng suất lao động cấp trung, cấp cao, nhân viên thị trường, quản lý trong sản xuất, tiết kiệm năng lượng, tự mình thiết kế sản phẩm và treo nhãn hiệu, thương hiệu của mình; chứ làm gia công, chúng ta chỉ có mỗi dòng chữ “made in VN”; đồng thời, chúng ta phải chủ động đầu tư, sản xuất các nguyên liệu chủ yếu cho mình, giảm sự lệ thuộc nguyên liệu nhập khẩu....
Chúng tôi kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may rõ ràng; tăng cường tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh (pháp lý, chính sách, hạ tầng và năng lượng ...); hỗ trợ mở rộng và đa dạng hóa thị trường thông qua Đàm phán ký kết các FTA, TPP, các chương trình XTTM quốc gia.
Xin cảm ơn bà! 
Mai Hoa (thực hiện)

Đọc thêm