Tranh chấp doanh nghiệp, Nguyên đơn và bị đơn đều kháng cáo

Cả nguyên đơn và bị đồng loạt  kháng cáo bản án phiên sơ thẩm của TAND huyện Mỹ Hào (Hưng Yên). Như PLVN đã có bài phản ánh, vụ kiện của Công ty cổ phần Hyundai – Vinamotor Việt Hàn (gọi tắt là Việt Hàn) đối với Công ty TNHH sản xuất thùng xe chuyên dụng KPI (gọi tắt là KPI) được xem là một vụ tranh chấp điển hình, thu hút sự chú ý của dư luận..

Cả nguyên đơn và bị đồng loạt  kháng cáo bản án phiên sơ thẩm của TAND huyện Mỹ Hào (Hưng Yên). Như PLVN đã có bài phản ánh, vụ kiện của Công ty cổ phần Hyundai – Vinamotor Việt Hàn (gọi tắt là Việt Hàn) đối với Công ty TNHH sản xuất thùng xe chuyên dụng KPI (gọi tắt là KPI) được xem là một vụ tranh chấp điển hình, thu hút sự chú ý của dư luận...

Cả nguyên đơn và bị đồng loạt  kháng cáo bản án phiên sơ thẩm của TAND huyện Mỹ Hào (HÌnh minh họa)

Không sai, vẫn chịu … tổn thất

Trong các ngày 22, 23 và 26/9/2009, KPI và Việt Hàn ký kết với nhau ba hợp đồng kinh tế, tổng giá trị hợp đồng là 1.683.370 USD. Phía Việt Hàn đã chuyển 15% tiền đặt cọc cho KPI tổng cộng là 4.504.925.961đ (tương ứng với 252.505,5 USD). Thương vụ không thành, Việt Hàn yêu cầu KPI trả cho mình tiền đặt cọc đã nhận 252.505,5 USD, tiền phạt cọc 252.505,5 tiền phạt hợp đồng bằng 1% tổng giá trị hợp đồng. Tổng cộng số tiền mà KPI phải trả là 521.844,7 USD (hơn 9,6 tỷ đồng).

Những yêu cầu này của Việt Hàn, bị phiên tòa sơ thẩm bác bỏ. Bản án chỉ “chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Việt Hàn”, buộc KPI trả cho nguyên đơn 4.759.723.000 đ (số tiền đặt cọc và 254.798.000đ tiền lãi).

Nhận định trong bản án sơ thẩm cho thấy, việc Việt Hàn “tuyên bố hủy bỏ các hợp đồng đã ký với KPI không có gì sai”. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử lại lý giải, “khi Việt Hàn tuyên bố hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng này không có hiệu lực tại thời điểm giao kết, các bên không không phải thực hiện các nghĩa vụ, việc giao hàng cũng chưa xảy ra … nên việc phạt 1% trên tổng giá trị hợp đồng sẽ không được chấp nhận!”.

Theo lý lẽ kháng cáo của bên nguyên, nhận định “việc giao hàng chưa xảy ra” để bác yêu cầu phạt 1% trên tổng giá trị hợp đồng, có thể quý tòa quên tìm hiểu nguyên nhân thật sự, bởi việc chậm trễ trong việc giao hàng đều xuất phát từ phía bị đơn. Theo giao kết, KPI có trách nhiệm giao hàng cho Việt Hàn trong vòng từ 45 đến 50 ngày kể từ khi hai bên ký hợp đồng và đặt cọc. Kể từ đầu tháng 10/2009, KPI phải giao xe và thời gian kết thúc giao hàng chậm nhất là ngày 15/11/2009. Nhưng gần hết thời hạn vẫn chưa nhận được xe nào, sau nhiều nỗ lực hối thúc, Việt Hàn mới chính thức thông báo hủy bỏ hợp đồng.

“Bình luận ở ngoài có thể khác nhau!”

Tòa sơ thẩm yêu cầu KPI trả tiền lãi suất tính trên lãi suất cơ bản tính từ thời điểm 16/12/2009 (ngày Việt Hàn xác định hủy bỏ hợp đồng). Trong khi đó, Phía Việt Hàn cho rằng, phải tính lãi suất chậm thanh toán theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường (theo Luật Thương mại).

Việc áp dụng các điều luật theo như phán quyết của phiên sơ thẩm là gây bất lợi cho nguyên đơn? - Trả lời Pháp Luật Việt Nam, thẩm phán – chủ tọa phiên tòa Vũ Thành Long - cho biết, “Việc đó đã được cân nhắc rất kỹ. Thực ra nó rất tế nhị, đôi lúc pháp luật không lường được những hành vi của các bên”, ông Long, nói.

Ông Long cũng cho rằng, phán quyết của phiên sơ thẩm hợp lý hay không phải chờ đến phiên tòa phúc thẩm. “Vấn đề này hiện nay chưa xảy ra, còn nó xảy ra thì có thể trong một góc độ nào đấy thì không thể lường hết được. Tôi nghĩ việc áp dụng pháp luật, phán quyết nói chung thì đúng, còn tất cả mọi sự điều chỉnh phải dựa trên cơ sở pháp luật”, thẩm phán Vũ Đình Long trả lời tình huống phiên phúc thẩm sắp tới hủy bỏ quyết định phiên sơ thẩm mà TAND Mỹ Hào tuyên trước đó.

Như Trang

Đọc thêm