Xác định cha cho con khi mẹ tái hôn.

(PLO) -Chồng cũ tôi đã mất không để lại di chúc, ngay sau đó tôi kết hôn anh A hiện tại đang là chồng của tôi, 7 tháng sau kể từ thời điểm chồng cũ của tôi mất thì tôi sinh em bé. Vậy luật sư cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật con tôi sinh ra là có phải con của chồng cũ tôi không và cháu có được hưởng tất cả di sản của chồng cũ của tôi để lại không. 
Xác định cha cho con khi mẹ tái hôn.

Trả lời:

Theo điều 88 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về  xác định cha, mẹ cho con 

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Khoản 13 điều 3 luật này quy định:

“13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”.

Điều 65 luật này cũng quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân:

“Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết”.

Với quy định như trên thì con của bạn sinh ra vẫn nằm trong khoảng thời gian 300 kể từ ngày chồng cũ bạn mất. Nên con của bạn được xác định là con của chồng cũ. 

Mặt khác do chồng cũ của bạn không để lại di chúc nên việc phân chia di sản theo pháp luật. Việc phân chia này căn cứ theo điều 674, 675, 676 bộ luật dân sự 2005. 

“ Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Theo đó con trai của bạn chỉ được hưởng một phần tài sản trong số tài sản mà chồng cũ bạn để lại, tương đương với số người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh ấy./

Đọc thêm