Mô hình siêu thâm canh bắt đầu năm 2017, tiên phong là các công ty, doanh nghiệp sau đó nhân rộng và chuyển giao cho các hộ nông dân. Theo thống kê đến nay, toàn tỉnh có 1.845 ha áp dụng mô hinh nuôi tôm siêu thâm canh như mô hình 2 giai đoạn, mô hình nuôi hồ tròn…
Trong đó, có 13 công ty và 2 đơn vị sự nghiệp nuôi với hơn 950 ha và 324 hộ dân nuôi với hơn 895 ha. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đòi hỏi vốn đầu tư lớn giao động từ 1 tỷ đến 1,6 tỷ đồng/ha; lợi nhuận các mô hình siêu thâm canh giao động từ 600 triệu đến 1 tỷ/ha…
|
Ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại hội nghị |
Về mô hình lúa – tôm vùng Bắc Quốc lộ 1A, tổng diện tích áp dụng mô hình lúa – tôm hơn 37.700 ha; năng suất lúa hình đạt từ 4,4 – 5 tấn/ha, năng suất tôm đạt từ 230 – 350 kg/ha; lợi nhuận mô hình đạt từ 40 – 60 triệu đồng/ha. Mô hình này dự địa rất lớn có thể mở rộng diện tích áp dụng lên đế 50.000 ha trong thời gian tới. Mô hình lúa – tôm tạo ra hệ sinh thái môi trường an toàn được xem là mô hình hiệu quả và phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu…
Hội nghị dành nhiều thời gian thảo luận xung quang các vấn đề bảo vệ môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh; nuôi tôm siêu thâm canh bằng phương pháp tuần hoàn khép kín; xây dựng chuổi liên kết sản xuất tôm. vấn đề về điện phục vụ nuôi tôm siêu thâm canh. Các giải pháp nâng cao năng suất lúa – tôm vùng Bắc; vấn đế gắn liên kết chuổi trong mô hình lúa – tôm..
|
Ông Trình Trung Phi - Giám đốc kỹ thuật của Tập đoàn Việt – Úc trình bày về giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống tại hội nghị |
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhận định: “Năm 2019, mặc dù ngành Nông nghiệp phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt giá tôm nguyên liệu rớt xuống mức thấp nhất trong các năm gần đây, nhưng toàn ngành vẫn tập trung đẩy mạnh sản xuất và triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, luôn giữ vai trò “ngành kinh tế mũi nhọn”, góp phần duy trì đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ dạo, các sở ngành, chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch nhằm quản lý có hiệu quả ngành thủy sản; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân liên quan; phối hợp với các viện, trường tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác, nhất là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, mô hình tôm - lúa để phổ biến nhân rộng cho người sản xuất. Song với đó cần nghiên cứu và xây dựng quy trình xử lý nước thải, chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh, giải quyết được bài toán về bảo vệ môi trường trước những nguy cơ ô nhiễm.
Bên cạnh đó, các địa phương cần tổ chức liên kết giữa cộng đồng nông dân với doanh nghiệp cung ứng con giống, vật tư sản xuất, với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, góp phần giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định, hiệu quả và nâng cao giá trị. Khuyến cáo người dân sản xuất theo khung lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện vùng sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo hướng hữu cơ. Tăng cường thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, thị xã mình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, nhằm đảm bảo phát triển bền vững...
Tại Hội nghị đã diễn ra chương trình ký kết bao tiêu theo chuỗi cung ứng giữa các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh với các công ty, doanh nghiệp cung ứng vật tư, con giống đầu vào và bao tiêu sản phẩm.