Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước
Bạc Liêu đã xây dựng đề án “Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”. Đây là một trong những nền tảng để Bạc Liêu tiếp tục đầu tư hạ tầng, nguồn lực để đảm bảo đề án đạt được hiệu quả, đó được xem là một trong những giải pháp dài hạn góp phần tạo động lực cho ngành tôm của tỉnh Bạc Liêu nói riêng, ngành tôm của ĐBSCL và cả nước nói chung ngày càng phát triển bền vững và hiệu quả hơn.
Lãnh đao tỉnh Bạc Liêu cùng lãnh đạo Sở, ngành khảo sát tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. |
Đồng thời, đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn tôm nguyên liệu và hiện đại hóa trong chế biến xuất khẩu tôm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong và ngoài nước sẽ giúp cho ngành tôm của Bạc Liêu đạt cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, đây là nền tảng quan trong để Bạc Liêu vượt qua khó khăn, vương tới khả năng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 01 tỷ USD trong năm 2025.
Cùng với đó, tỉnh xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ tiếp cận thông tin khoa học, kỹ thuật, thị trường, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Để tiếp tục hỗ trợ người nuôi tôm đạt kết quả cao trong vụ nuôi trồng tiếp theo, ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu đã tích cực đẩy mạnh các giải pháp đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, phục vụ nuôi trồng thủy sản như: thủy lợi, giao thông và lưới điện… hướng dẫn nông dân thực hiện đúng lịch thời vụ nuôi trông thủy sản năm 2022.
Khu nuôi tôm theo hướng công nghệ cao tại Bạc Liêu. |
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Ái Nam, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu nên làm tham mưu tốt cho UBND tỉnh thực hiện tốt hơn đề án này; Tập đoàn Việt-Úc khẩn trương xây dựng nhà máy chế biến trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; sớm xuất khẩu được tôm nguyên con sang Úc, 2 vấn đề này góp phần quan trọng trong việc thực hiện đề án “xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước”.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác quản lý về chất lượng vật tư nông nghiệp, tang cường công tác kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống thủy sản. Tiếp tục theo dõi công tác điều tiết nước thực hiện quan trắc đánh giá nguồn nước, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Đối với vùng đệm và vùng nuôi trồng trọng điểm, đặc biệt là thực hiện hiệu quả những đề án hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho vùng nuôi gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao
Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu Phạm Hoàng Minh. |
“Bạc Liêu xác định Ngành nông nghiệp nằm trong 5 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó con tôm là mũi nhọn. Cũng vì vậy, việc phát triển và lan tỏa ra diện rông để người nông dân hưởng ứng và tiếp cận được, ứng dụng có hiệu quả mô hình “nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao” là mục tiêu và chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Để biến thực hiện khác vọng trên thành hiện thực tỉnh Bạc Liêu đã triển khai kế hoạch và cụ thể hóa từng bước đi vững chắc, theo từng giai đoạn cụ thể và tiến đến việc xây dựng thương hiệu quốc gia về con tôm Việt Nam, gắn với việc đảm bảo ổn định đầu ra trên thị trường xuất khẩu thế giới - là khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành tôm” - Giám đốc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu Phạm Hoàng Minh cho biết.
Bạc Liêu tập trung để sớm xuất khẩu được tôm nguyên con sang Úc. |
Đặc biệt, để ngành nuôi trồng thủy sản năm 2022 tiếp tục đạt kết quả cao, tỉnh Bạc Liêu đã đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp đầu tư xây dựng hạ tầng từ phục vụ nuôi đến việc thực hiện tốt việc điều tiết nước và quản lý chặt vật tư đầu vào, nhất là chất lượng con giống giúp người nuôi tôm sản xuất được thuận lợi và ổn định hơn.
Tin rằng, năm 2022 Bạc Liêu sẽ đạt được những kết quả tích cực về chất lượng, năng suất và lợi nhuận trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.
Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có gần 120.000ha diện tích thả nuôi tôm, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh gần 7.500ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp 110.950ha. Đi đầu và thành công trong mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh là Tập đoàn Việt - Úc, Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh, Công ty TNHH Huy Long An - Bạc Liêu, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP - Chi nhánh Bạc Liêu, Công ty TNHH MTV Long Mạnh…