“Bách gia tranh minh”, “Kinh dịch” và “Hồi ký Nguyễn Hiến Lê"

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Công ty Cổ phần sách Bizbooks tổ chức buổi tọa đàm: “Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và dấu ấn tác phẩm”. Chương trình cũng là dịp ra mắt sách “Hồi ký Nguyễn Hiến Lê”, “Bách gia tranh minh”, “Kinh dịch”.

Chương trình có sự tham dự của Bà Lê Thúy Hạnh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiếp thị số Digital Marketing, thầy Phùng Hoài Phương - Chủ tịch Công ty CP Phong Thủy Phùng Gia, thầy Nguyễn Hoàng Phương - Giảng viên tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI cùng các đối tác, lãnh đạo Công ty CP Sách Bizbooks và MC Hạnh An An.

Các đại biểu trong tại Tọa đàm “Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và dấu ấn tác phẩm”
Các đại biểu trong tại Tọa đàm “Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và dấu ấn tác phẩm” 

Buổi tọa đàm “Nguyễn Hiến Lê - Cuộc đời và dấu ấn tác phẩm” là dịp các chuyên gia và những người yêu thích tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê chia sẻ kinh nghiệm về những hiểu biết của mình về nhân sinh quan khi nhắc tới vị học giả với hàng trăm tác phẩm để lại cho đời.

“Hồi ký Nguyễn Hiến Lê” là tập hồi ký của một học giả nghiêm túc, một nhà văn đầy lòng nhiệt huyết, người luôn được mọi người yêu mến và kính nể. Tuy là hồi ký nhưng người đọc có thể cảm nhận được xã hội Việt Nam trong từng sự kiện, từng con người suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, được đánh giá qua cách nhìn của Nguyễn Hiến Lê.

“Bách gia tranh minh” - Tuyển tập bộ sách gồm 8 cuốn sách của “Bát Tử” trong thời Bách Gia Tranh Minh của Nguyễn Hiến Lê với 8 nhân vật: Hàn Phi Tử, Khổng Tử, Lão Tử, Liệt Tử Dương Tử, Mặc Tử, Mạnh Tử, Trang Tử và Tuân Tử. Bộ sách này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về thời cuộc và đạo quân tử của các bậc vĩ nhân trong lịch sử Phương Đông.

“Kinh dịch - Đạo của người quân tử”: Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kỳ lạ này.

Từ đây, tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua đó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống. Dưới sự hiệu đính của thầy Nguyễn Phùng Phương - cuốn sách trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn đối với độc giả.

Ba cuốn sách Bách gia tranh minh, Kinh dịch và Hồi ký Nguyễn Hiến Lê của học giả Nguyễn Hiến Lê.
Ba cuốn sách Bách gia tranh minh, Kinh dịch và Hồi ký Nguyễn Hiến Lê của học giả Nguyễn Hiến Lê. 

Học giả Nguyễn Hiến Lê là một trong những cái tên quen thuộc với những ai yêu thích đọc sách. Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) là nhà giáo, nhà văn, học giả, dịch giả với 120 tác phẩm sáng tác, biên soạn và dịch thuật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông được biết đến là tác giả - dịch giả truyền cảm hứng nhất được độc giả yêu thích, là người đầu tiên dịch và đặt tên cho cuốn sách "Đắc nhân tâm" - cuốn sách bán chạy nhất tại Việt Nam trong nhiều năm liền. Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hóa Việt Nam, thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ, triết học, giáo dục, gương danh nhân, chính trị, kinh tế, du kí, dịch tiểu thuyết, tiểu luận phê bình.

Nguyễn Hiến Lê - Một tượng đài văn hóa đọc và nhân cách của người hiền tài của Việt Nam.Sự đóng góp của Nguyễn Hiến Lê trong nền văn học Việt Nam đương đại hết sức quý báu và đầy giá trị, với tập hồi ký này hứa hẹn sẽ gửi đến các độc giả những vấn đề cần thiết và bổ ích mà một học giả đầy tinh thần trách nhiệm và xây dựng đã để lại.

Đọc thêm