Bài học quý sau 8 lần thất bại
Xuất thân từ một chàng sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh của Đại học Thương Mại, ông Trọng bắt đầu khởi nghiệp với con số vốn là âm 5 triệu đồng. Khi ấy ông vay vốn từ bạn bè người thân, thành lập Công ty cổ phần điện lạnh TST chuyên về thiết kế thi công lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hòa cho các công trình.
Ban đầu công ty làm ăn khá thuận lợi nhưng khi TST dần phát triển lên thì cũng là lúc ông Trọng gặp vấn đề trong cách quản lý. Từ lúc công ty có 10 người ông vẫn quản lý tốt nhưng khi lên đến 20 người thì công ty bắt đầu lộn xộn và đặc biệt lúc trên 60 nhân sự thì công ty hoàn toàn mất kiểm soát.
Mọi thứ bắt đầu đi xuống, công ty TST rơi vào khủng hoảng, nhân viên nợ lương tháng dẫn đến chán nản, ông Trọng cũng rơi vào trạng thái stress, ông đóng cửa giam mình trong phòng và không muốn nói chuyện với bất cứ ai. Ông chia sẻ đó là thời gian rất khó khăn với ông.
Thật may mắn, cơ duyên đã cho ông Trọng gặp được một người bạn và thấy được các doanh nghiệp của Nhật Bản chỉ có 1- 2 người quản lý nhưng vẫn điều hành tốt hàng nghìn nhân viên, doanh nghiệp vẫn chạy bon bon. Ông thắc mắc tại sao mình chỉ quản lý có mấy chục người mà không được như vậy. Cảm nhận được mình đang thiếu thứ gì đó nên ông đã quyết định đi nghiên cứu tại Mỹ và Nhật Bản. Sau khi trở về ông bắt đầu áp dụng các kiến thức học được vào công ty và có những thành quả nhất định.
Hiện nay ông Trọng đã là Chủ tịch của 2 công ty: Công ty Cổ phần Điện lạnh TST, Công ty TNHH Đào tạo Tư vấn PDCA; đồng thời là Phó Hiệu Trưởng Trường Bồi dưỡng Cán bộ quản lý các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, tham gia nghiên cứu hai công trình lớn: 2000 Doanh nghiệp SMEs Việt Nam và 50 Công ty trong top Fortune 500 Global.
Ông Hoàng Đình Trọng trong chuyến nghiên cứu tại Nhật Bản |
Sau chuyến nghiên cứu tại Mỹ và Nhật Bản ông Hoàng Đình Trọng đã rút ra cho mình những bài học giá trị. Đầu tiên là việc các chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề tại Việt Nam rất giỏi chuyên môn nhưng lại thiếu kiến thức quản trị. Đây là lý do lớn khiến họ chưa có phương pháp làm doanh nghiệp hiệu quả, nhiều người thành lập công ty rồi phá sản, nhiều người kinh doanh rất lâu mà chẳng có lãi.
Điển hình nhất là cách các chủ doanh nghiệp Việt cạnh tranh trên thị trường. “Chúng ta kinh doanh cạnh tranh bằng giá. Ở Việt Nam chủ yếu là trường phái cạnh tranh bằng chi phí thấp, hạ giá xuống để hưởng biên độ lợi nhuận mỏng dính” – ông Trọng nói.
Việc cạnh tranh bằng giá với biên độ lợi nhuận dưới 10% mang đến rủi ro rất lớn, thế nên theo ông Trọng bây giờ các doanh nghiệp phải biết cách xây dựng công ty một cách bài bản, làm sao để tăng giá mà khách hàng vẫn mua sản phẩm của mình và theo ông bí quyết để có được điều ấy là nằm ở sự khác biệt hóa.
Chuyên gia Hoàng Đình Trọng tư vấn về chiến lược, hệ thống cho hàng nghìn chủ doanh nghiệp |
Bên cạnh đó nhiều chủ doanh nghiệp ở Việt Nam thường nghĩ mình là người giỏi nhất ở công ty, việc gì họ cũng lo, cũng giải quyết hết. Kết quả là người chủ rơi vào các sự vụ, không thể giải phóng bản thân ra khỏi công việc, không có thời gian cho bản thân, gia đình, bạn bè. Theo ông Trọng “Người giỏi là người tổ chức cho người khác làm” chính vì thế chủ doanh nghiệp phải có tư duy, cách tổ chức, quản lý công việc để mọi người cùng nhau nỗ lực đạt được mục tiêu chung.
Chủ tịch công ty PDCA cũng chia sẻ thêm một bài học khác khi ông nghiên cứu các công ty trong Top Fortune 500 đó là khi kinh doanh thì nhất định chúng ta phải xây dựng hệ thống. Đặc biệt là 12 tầng hệ thống cốt cán của doanh nghiệp bao gồm: sứ mệnh, tầm nhìn, văn hóa giá trị cốt lõi, mục tiêu, chiến lược, sơ đồ tổ chức, KPI, quy trình, quy chế, công cụ, cải tiến và quản lý rủi ro,… Hệ thống là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển một cách bài bản, nếu chỉ làm theo bản năng thì doanh nghiệp không thể phát triển lớn lên được, chỉ đến một mức nào đó rồi sẽ đi ngang và đi xuống.
Chuyên gia Hoàng Đình Trọng truyền lại những bài học giá trị cho các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam |
Trao giá trị gặt niềm vui
Từ nỗi đau sau những thất bại, vấp ngã của mình, ông Hoàng Đình Trọng quyết định thành lập Công ty Tư vấn và Đào tạo PDCA với mong muốn giúp các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam có kiến thức xây dựng doanh nghiệp một cách bài bản và khoa học. Hằng năm, Công ty PDCA tổ chức các khóa “Giải phóng lãnh đạo”, “Tự động hóa doanh nghiệp”, “Chiến lược doanh nghiệp dẫn đầu”, “Nhà quản lý chuyên nghiệp” cho các CEO, nhà quản lý trên cả nước.
Trong 4 năm vừa qua đã có gần 20.000 học viên đến các khóa học của PDCA trong đó hơn 90% hài lòng về khóa học. Công ty PDCA đã giúp rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng hệ thống làm doanh nghiệp bài bản, tự động hóa tiến tới giải phóng lãnh đạo và nhân bản doanh nghiệp, có rất nhiều người đã thành công vang dội ở thị trường Việt Nam, có thể kể đến như thương hiệu thời trang Hòa Yody, Spa Kim Thiên Hoa, Trung tâm du học Mặt trời mọc Hinode, chuỗi Royal Tea,…
Các học viên khóa học Giải phóng lãnh đạo của PDCA |
Tất cả những thành công mà PDCA và ông Hoàng Đình Trọng mang đến cho các chủ doanh nghiệp như hiện nay có được là bởi ông Trọng rất tự tin vào những gì mình đang làm. Ông biết công việc kinh doanh của mình là đang trao đi giá trị, mang đến những giải pháp tốt đẹp cho mọi người nên lúc nào ông cũng vui vẻ và tự hào. “Trong kinh doanh thành công của mình được đo lường bằng việc mình giúp cho người khác thành công, hạnh phúc của mình được đo lường bằng việc giúp cho bao nhiêu người khác hạnh phúc” - ông Trọng chia sẻ.
Công việc kinh doanh là đi giải quyết vấn đề cho người khác, là trao đi giá trị, có như vậy việc kinh doanh mới có ý nghĩa và người lãnh đạo mới có động lực tiếp tục công việc của mình. Ông Trọng nói thêm rằng khi biết mình đang đi trao giá trị thì lúc nào ông cũng thấy vui. Niềm vui đến với ông hàng ngày khi ông nhìn nhân viên làm việc, khi gặp những người đối tác, kể cả mỗi tối khi về nhà đọc những lời cảm ơn của học viên, nghĩ lại những gì mình đang làm, tưởng tượng tới tương lai của công ty,.. tất cả đều khiến ông rất vui vẻ. Ông chia sẻ vui rằng: “Cách phòng ngừa rủi ro lớn nhất là khách hàng nhận được nhiều giá trị và cứ nhớ đến mình”.
Chuyên gia Hoàng Đình Trọng cùng đội ngũ PDCA trong lễ ra mắt sách Tự động hóa doanh nghiệp Tập 1 |
Kinh doanh phải xuất phát từ sứ mệnh
Sứ mệnh của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích, các ý nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội. Ông Trọng chia sẻ: “Mình phải tìm ra lý do vì sao mình làm công việc kinh doanh đấy, đó là việc thực hiện một sứ mệnh nào đó. Tôi rất thích nói về sứ mệnh trong kinh doanh bởi vì sứ mệnh xuất phát từ việc đi giải quyết vấn đề gì đó cho khách hàng, cho cộng đồng”.
Nếu các chủ doanh nghiệp đều có văn hóa kinh doanh, lúc nào cũng đi tìm vấn đề để giải quyết và trao đi giá trị thì ngoài việc kiếm tiền ra họ sẽ còn nhận được rất nhiều giá trị lớn lao khác, khiến họ tự tin với công việc họ đang làm và từ đó thước đo tài chính cũng trở nên ý nghĩa hơn. Riêng với công ty PDCA, ông Trọng cũng đặt cho một sứ mệnh đó là: “Giúp các chủ doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp thành công, tự động hóa doanh nghiệp để giải phóng lãnh đạo và nhân bản doanh nghiệp”.
Chia sẻ bài học kinh nghiệm cho các startup hiện nay, ông Trọng đưa ra một vài lời khuyên đó là muốn làm kinh doanh đầu tiên phải trang bị cho mình tư duy đúng, hiện nay có rất nhiều sách báo mà các bạn trẻ có thể đọc để học hỏi, rút ngắn thời gian thành công. Thứ hai là phải hành động. Khi mình học rồi, biết rồi thì phải hành động, dám thử và làm. Thứ ba là phải kiên trì. Tất nhiên là tư duy hay hành động thì cũng phải tìm ra một đam mê, biến đam mê thành sứ mệnh. Điểm xuất phát của công ty chính là từ sứ mệnh, gốc rễ của sự thành công cũng là từ sứ mệnh. Các bạn trẻ muốn thành công thì nhất định phải kiên trì theo đuổi, thực hiện sứ mệnh của mình.