Cà Mau không cho dừng đón, trả khách ở các địa phương “vùng đỏ”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 9/12, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị vừa ban hành hướng dẫn thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trong hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh.

Vận chuyển hàng hóa phải có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Để thực hiện hiệu quả, Sở Giao thông vận tải yêu cầu phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Đơn vị quản lý bến xe, bến tàu khách cần bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; khu vực bán vé, phòng chờ, nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.

Đơn vị quản lý bến xe, bến tàu khách cần bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR; khu vực bán vé, phòng chờ, nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với lái xe và người đi theo xe cần tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; ghi chép lại hành trình vận chuyển, danh sách các trường hợp có tiếp xúc; đảm bảo thông thoáng phương tiện, thường xuyên mở cửa sổ phương tiện; hạn chế tiếp xúc với người khác; lái xe và người đi theo xe đến từ địa bàn có cấp độ dịch cấp 4 phải có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 còn hạn trong 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.

Song song đó, xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện.

Trước, trong và sau chuyến đi, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... thì cần theo dõi sức khoẻ và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.

Mặc khác, Sở Giao thông Vận tải còn yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải hàng hóa nội bộ bằng xe ô tô hàng hóa bằng xe ô tô phải nắm bắt thông tin về cấp độ dịch của từng địa phương trên hành trình phương tiện đi qua và tại nơi xếp dỡ hàng hóa để xây dựng kế hoạch vận tải đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch; phổ biến đầy đủ về kế hoạch vận tải cho lái xe, người đi trên xe biết để thực hiện.

“Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm ghi trong Giấy vận tải hoặc hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19; tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ cho người lao động của đơn vị có nguy cơ lây nhiễm cao.

Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải” - Nội dung Hướng dẫn tạm thời nêu rõ.

Lưu trữ danh sách hành khách tối thiểu 21 ngày

Đối với hoạt động vận tải hành khách, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu lái xe, người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ trên xe, người làm việc trên phương tiện phải tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách tại các địa điểm quy định; không dừng đón, trả khách trên suốt hành trình đi qua các địa phương có cấp độ dịch cấp 4.

Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện...Đối với xe taxi lái xe phải lau chùi tay nắm cửa, ghế ngồi của xe sau mỗi lần hành khách lên, xuống xe bằng dung dịch sát khuẩn nhanh,…

Đồng thời, lập danh sách hành khách đầy đủ trên mỗi chuyến xe và lưu trữ bản chính danh sách tại đơn vị tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch COVID-19 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh khi có yêu cầu; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng.

Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, người điều khiển phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải.

Đọc thêm