Cà Mau tiếp tục thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội từ 00 giờ ngày 24/8

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Căn cứ vào tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh giáp ranh và dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Cà Mau xuất hiện một số ca nhiễm COVID-19 chưa xác định rõ nguồn lây.

Chiều nay (23/8), Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt đã ký Quyết định số 1629/QĐ-UBND áp dụng thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng trên toàn tỉnh (trừ khu vực phong toả, thiết lập cách ly y tế thực hiện theo quy định riêng). Thời gian áp dụng từ 00 giờ ngày 24/8 cho đến khi có thông báo mới.

Đồng thời, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài đường trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hoá thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác khi được chính quyền cho phép.

Tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K” của Bộ Y tế; giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét khi giao tiếp; không tập trung quá 02 người nơi công cộng và ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện…

Tất cả người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài đường trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu…

Tất cả người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài đường trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu…

Yêu cầu các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thực hiện nghiêm nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, khóm/ấp cách ly với khóm/ấp, xã/phường/thị trấn cách ly với xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố cách ly với huyện/thành phố; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Ngoài ra, tất cả người dân không được di chuyển ra/vào tỉnh Cà Mau (trừ trường hợp được Chủ tịch UBND tỉnh cho phép); phương tiện vận chuyển hàng hoá vào địa bàn tỉnh phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

Người dân không được ra đường từ 19 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau trừ những trường hợp sau; Cấu cứu, các lực lượng phòng, chống dịch, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài, phát thư, công nhân vệ sinh môi trường đô thị đi làm nhiệm vụ và các trường hợp khi được cấp thẩm quyền cho phép.

Dừng tất cả các hoạt động cơ sở kinh doanh, dịch vụ: quán bar, vũ trường, karaoke, phòng game, rạp chiếu phim, bi da, cơ sở massage, cơ sở dịch vụ làm đẹp (bao gồm cả cắt tóc, uốn tóc), phòng tập gym, yoga, phòng tập thể hình, thể dục dụng cụ, sân bóng đá, hồ bơi, các hoạt động văn nghệ, thể thao có tập trung đông người; dịch vụ du lịch, lữ hành,…

Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hộ gia đình kinh doanh ăn uống (chỉ được mua, bán bằng hình thức mang về, người bán hàng và người mua hàng phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét giữa người với người).

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện sản xuất theo phương án “01 cung đường, 02 điểm đến”, phương án “03 tại chỗ” hoặc kết hợp cả 02 phương án, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện sản xuất theo phương án “01 cung đường, 02 điểm đến”, phương án “03 tại chỗ” hoặc kết hợp cả 02 phương án, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch.

Nhà máy, cơ sở sản xuất; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu;…) được hoạt động, nhưng phải đăng ký với chính quyền cơ sở nơi đặt nhà máy, xí nghiệp, trụ sở làm việc và cung cấp danh sách nhân viên, người làm việc cho chính quyền cơ sở để cấp Giấy ra đường khi cần thiết. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, nhất là biện pháp “5K”.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện sản xuất theo phương án “01 cung đường, 02 điểm đến”, phương án “03 tại chỗ” hoặc kết hợp cả 02 phương án, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, doanh nghiệp xây dựng phải đăng ký địa điểm công trình đang thi công, số lượng người làm việc tại công trình đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch với chính quyền địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc nơi công trình đang xây dựng để được cấp Giấy đi đường.

Đối với ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... được phép hoạt động nhưng phải thực hiện giãn cách, bố trí người làm việc phù hợp.

Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt nhấn mạnh, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch và thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm trên lĩnh vực, địa bàn quản lý.

Trước đó, ngày 21/8 Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định nới lỏng giãn cách xã hội đối với tất cả các huyện, thành phố Cà Mau (trừ khu phong tỏa được thực hiện theo quy định về phòng, chống dịch COVID-19), bắt đầu từ 00 giờ ngày 21/8 đến khi có thông báo mới. Nghĩa là sau 03 ngày nới lỏng giãn cách, hôm nay, Cà Mau quay trở lại áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Ngày 22/8, Cơ quan CSĐT Công an TP Cà Mau khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh xảy ra tại Công ty thủy sản Thành Tâm, sau khi có 03 công nhân của công ty này dương tính với COVID-19.

Đọc thêm