Nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), “địa chỉ đỏ” cách mạng ấy chỉ cách TP Hồ Chí Minh - tâm dịch của cả nước khoảng 120 km. Bình yên giữa đại ngàn, Trung ương Cục miền Nam (Chiến khu Đ) vẫn giữ nguyên nét hoang sơ của những năm dài kháng chiến.
Trở lại lịch sử, ngày 23/01/1961, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa III) quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam bộ để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau.
|
Tại cứ địa lịch sử này, Trung ương Cục Miền Nam đã chỉ đạo hình thành bộ máy các cơ quan tham mưu quan trọng của Trung ương Cục như: Văn phòng Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam, Ban giao bưu vận, Ban thông tin liên lạc, Đài Phát thanh và Thông Tấn xã giải phóng, Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban bảo vệ An ninh Trung ương Cục.
|
Bia tưởng niệm Đài Phát thanh giải phóng và Thông Tấn xã giải phóng Miền nam được thành lập vào tháng 10/1961 tại Chiến khu Đ. |
Mặc dù chỉ đứng chân trên Chiến khu Đ trong 2 năm (1961 – 1962), nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, nhiều quyết sách, đường lối chiến lược lãnh đạo cách mạng miền Nam đã ra đời, làm nên những chiến thắng vang dội trên chiến trường miền Nam.
Nằm tách biệt trong rừng sâu, ngay từ khi có dịch, Trạm Kiểm lâm Di tích Trung ương Cục Miền Nam đã thực hiện lệnh cấm trại, bảo vệ khu di tích lịch sử cấp Quốc gia này thành vùng an toàn, miễn nhiễm với dịch COVID – 19.
|
Nghĩa trang Chiến khu Đ, nơi 70 anh hùng, liệt sĩ đã nằm lại vì độc lập tư do, thống nhất nước nhà. |
|
Di tích Trung ương Cục Miền Nam còn là một địa chỉ đỏ để giáo giục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. |
Ngoài những giá trị to lớn về mặt lịch sử, di tích Trung ương Cục Miền Nam còn là một địa chỉ đỏ để giáo giục lý tưởng cách mạng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên. Đến đây một lần, thế hệ trẻ hôm nay sẽ luôn trân trọng, nâng niu và giữ gìn những chiến công vẻ vang mà cha anh đi trước đã không tiếc xương máu để giành được.