Chùm ảnh: Mưa lớn kèm xả lũ, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) ngập sâu trong nước

(PLVN) -  Mưa lớn kéo dài cùng với hồ Phú Ninh điều tiết xả lũ khiến nhiều khu dân cư ở TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) bị nhấn chìm trong biển nước, nhiều tài sản của người dân bị hư hại do không kịp di dời.
Hàng trăm ngôi nhà tại TP Tam Kỳ bị ngập sâu trong nước.
Hàng trăm ngôi nhà tại TP Tam Kỳ bị ngập sâu trong nước.
Ngày 24/10, tại tỉnh Quảng Nam tiếp tục có mưa rất to, kèm với việc xả lũ từ thượng nguồn khiến nhiều khu dân cư tại phường Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Tân Thanh, xã Tam Thăng của TP Tam Kỳ (Quảng Nam) bị ngập sâu trong nước từ 1 đến 2 mét.

Ngày 24/10, tại tỉnh Quảng Nam tiếp tục có mưa rất to, kèm với việc xả lũ từ thượng nguồn khiến nhiều khu dân cư tại phường Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Tân Thanh, xã Tam Thăng của TP Tam Kỳ (Quảng Nam) bị ngập sâu trong nước từ 1 đến 2 mét.

Theo người dân, mưa lớn không dứt và đặc biệt là từ chiều hôm qua (23/10), Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Quảng Nam vận hành, điều tiết nước hồ Phú Ninh với lưu lượng từ 400 - 1.000m3/giây khiến nước từ sông Tam Kỳ dâng rất cao và bắt đầu tràn vào nhiều nhà dân.

Theo người dân, mưa lớn không dứt và đặc biệt là từ chiều hôm qua (23/10), Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Quảng Nam vận hành, điều tiết nước hồ Phú Ninh với lưu lượng từ 400 - 1.000m3/giây khiến nước từ sông Tam Kỳ dâng rất cao và bắt đầu tràn vào nhiều nhà dân.

Tại phường An Phú và một số khu dân cư thuộc khối phố 3, phường Phước Hòa của TP. Tam Kỳ, nước ngập cao hơn 2 mét, nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà tại những khu vực này.

Tại phường An Phú và một số khu dân cư thuộc khối phố 3, phường Phước Hòa của TP. Tam Kỳ, nước ngập cao hơn 2 mét, nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà tại những khu vực này.

Nhiều xe máy và tài sản của người dân không kịp di dời nên đã bị ngập trong nước lũ.

Nhiều xe máy và tài sản của người dân không kịp di dời nên đã bị ngập trong nước lũ.

Bà Nguyễn Thị Thu cho biết: "Không nghĩ rằng đợt mưa lũ này nước dâng nhanh đến như vậy nên tôi và mọi người chỉ kịp chuyển ít đồ lên chỗ cao, còn lại đều bị nước nhấn chìm. Giờ có nơi nước đã ngập gần đến nóc nhà luôn rồi, muốn vào trong để cứu vớt tài sản thì phải dùng ghe thuyền nhưng nước sâu và chảy mạnh nên rất khó di chuyển".

Bà Nguyễn Thị Thu cho biết: "Không nghĩ rằng đợt mưa lũ này nước dâng nhanh đến như vậy nên tôi và mọi người chỉ kịp chuyển ít đồ lên chỗ cao, còn lại đều bị nước nhấn chìm. Giờ có nơi nước đã ngập gần đến nóc nhà luôn rồi, muốn vào trong để cứu vớt tài sản thì phải dùng ghe thuyền nhưng nước sâu và chảy mạnh nên rất khó di chuyển".

Nước lũ dâng nhanh nên nhiều người dân không kịp trở tay nên đành phải "bỏ của chạy lấy người".

Nước lũ dâng nhanh nên nhiều người dân không kịp trở tay nên đành phải "bỏ của chạy lấy người".

Người dân dùng thuyền để di chuyển ra khỏi vùng bị ngập lụt.
Người dân dùng thuyền để di chuyển ra khỏi vùng bị ngập lụt.
“3 giờ sáng, tôi giật mình dậy thì đã thấy nước vào nhà nên cùng chồng vội kê đồ đạc lên cao nhưng vẫn không kịp. Nước vô nhanh quá, trở tay không kịp nên máy giặt, tủ lạnh,... bị ngập hết”, bà Lanh, ngụ phường Tân Thanh thở dài nói.
“3 giờ sáng, tôi giật mình dậy thì đã thấy nước vào nhà nên cùng chồng vội kê đồ đạc lên cao nhưng vẫn không kịp. Nước vô nhanh quá, trở tay không kịp nên máy giặt, tủ lạnh,... bị ngập hết”, bà Lanh, ngụ phường Tân Thanh thở dài nói.
Theo ông Bùi Ngọc Ảnh - Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, theo thông kê đã có 3.265 nhà dân trên địa bàn bị ngập, Địa phương đã tiến hành di dời 804 hộ dân với 1.621 nhân khẩu đến nơi an toàn. Hiện, TP Tam Kỳ vẫn đang có mưa, nước lũ tiếp tục dâng cao, nhất là các xã phường vùng Đông của thành phố ngập sâu từ 0,3 - 1,2 m.
Theo ông Bùi Ngọc Ảnh - Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, theo thông kê đã có 3.265 nhà dân trên địa bàn bị ngập, Địa phương đã tiến hành di dời 804 hộ dân với 1.621 nhân khẩu đến nơi an toàn. Hiện, TP Tam Kỳ vẫn đang có mưa, nước lũ tiếp tục dâng cao, nhất là các xã phường vùng Đông của thành phố ngập sâu từ 0,3 - 1,2 m.
Một số người dân ở khu vực nước chưa ngập sâu vẫn cố nán lại để bảo vệ tài sản trong nhà.

Một số người dân ở khu vực nước chưa ngập sâu vẫn cố nán lại để bảo vệ tài sản trong nhà.

Người dân di dời tài sản lên khu vực cao để tránh hư hại.

Người dân di dời tài sản lên khu vực cao để tránh hư hại.

Đọc thêm