Chuyện chưa kể về trận chiến Xuân Lộc: Kỷ niệm của người lính trinh sát bé nhỏ vẽ bản đồ tác chiến tại “cánh cửa thép”

(PLVN) - Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường Tây Nguyên và Trung Bộ, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dồn tất cả lực lượng quân sự để cố thủ tại Xuân Lộc nhằm ngăn cản bước tiến của quân giải phóng. Nguyễn Văn Thiệu từng tuyên bố: “Dù có chết, tôi cũng giữ cho được Xuân Lộc”. Song, vị Tổng thống của chính quyền Sài Gòn không thể giữ được lời hứa hẹn ấy trước sức tấn công khủng khiếp của quân ta. Góp phần trong chiến thắng vang dội tại Xuân Lộc, bên cạnh xe tăng, pháo binh và bộ binh, còn có bàn tay mảnh khảnh của một chiến sỹ trinh sát, bản đồ mới chưa tròn 20 tuổi.
Bức ảnh kỷ niệm của tiến sỹ Đàm Duy Thiên với ông Hải sau chiến thắng Xuân Lộc.
Bức ảnh kỷ niệm của tiến sỹ Đàm Duy Thiên với ông Hải sau chiến thắng Xuân Lộc.

Kiên quyết đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc 

Thị xã Xuân Lộc cách Sài Gòn khoảng 80 km về phía Đông, án ngữ các trục giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A vào Sài Gòn, Quốc lộ 20 nối Sài Gòn với Đà Lạt và Quốc lộ 15 nối Sài Gòn với Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau những thất bại liên tiếp trên các mặt trận Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và miền Đông Nam Bộ, buộc chính quyền Sài Gòn phải “tử thủ Sài Gòn” để chuyển giao quyền lực trong danh dự.

Vì vậy, địch tổ chức tuyến phòng thủ kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó Xuân Lộc là “một mắt xích quan trọng quyết phải giữ”, là “cánh cửa thép” phía Đông Sài Gòn, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn. 

Các tư liệu lịch sử nêu rõ: Để quyết giữ Xuân Lộc bằng mọi giá, địch tập trung lực lượng, trang thiết bị, vũ khí quân sự tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc, gồm: Sư đoàn 18 bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp (100 xe), 1 liên đoàn biệt động quân, 9 tiểu đoàn bảo an, 2 tiểu đoàn pháo binh (42 khẩu), 3 đại đội biệt lập, 4 trung đội pháo và các lực lượng cảnh sát, dân vệ, nghĩa quân tại chỗ (tương đương 2 sư đoàn bộ binh)...

Trong quá trình chiến dịch, địch tăng cường Lữ đoàn Dù 1, Trung đoàn Bộ binh 8 (Sư đoàn 5), 1 liên đoàn biệt động quân và 1 trung đoàn thiết giáp. Phương án phòng thủ Xuân Lộc được đích thân tướng Frederick Carlton Weyand, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Hoa Kỳ, lập ra. 

Giấy ra vào đơn vị được ông Thiên lưu giữ như một kỷ vật.
Giấy ra vào đơn vị được ông Thiên lưu giữ như một kỷ vật. 

Ông Lê Tiến Hạt (nguyên trung đoàn phó Trung đoàn 266, nguyên Trưởng bộ môn địa phương – Học viện Quốc phòng) cho hay: “Đánh giá đúng tầm quan trọng của cửa ngõ Xuân Lộc, trên cơ sở nhận định tình hình chiến trường, ngày 2/4/1975, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tư lệnh Miền đã quyết địch mở cuộc tiến công giải phóng Xuân Lộc, nhằm tiêu diệt sư đoàn 18 ở vòng ngoài, phá âm mưu phòng ngự từ xa, phá thế phòng ngự củng cố Sài Gòn của địch, chia cắt giao thông, cô lập Sài Gòn.

Nhiệm vụ tiến công Xuân Lộc được giao cho Quân đoàn 4 phối hợp với Sư đoàn Bộ binh 6 (Quân khu 7), hai tiểu đoàn xe tăng, trung đoàn pháo binh và 2 tiểu đoàn bộ binh địa phương, cuối chiến dịch được tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn 325) và đại đội xe tăng. Thiếu tướng Hoàng Cầm là tư lệnh của chiến dịch này. Lúc bấy giờ, , Đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng là một cán bộ pháo binh của trung đoàn 55, sư đoàn 341, quân đoàn 4”.

 

Người chiến sỹ trinh sát bé nhỏ vẽ bản đồ tác chiến 

Theo kế hoạch của Ban chỉ huy, 5 giờ 40 phút ngày 9-4-1975, Quân đoàn 4 đã nổ súng tiến công Xuân Lộc, tiến hành một trận đánh gồm nhiều trận chiến đấu liên tiếp, liên kết chặt chẽ với nhau trong một không gian nhất định. Ngay từ ngày đầu, chiến dịch đã diễn ra vô cùng gay go, ác liệt. Trong ngày chiến đấu đầu tiên, quân ta đã chiếm được một nửa thị xã, toàn bộ khu hành chính tiểu khu.

Sau 12 ngày đêm chiến đấu gay go, quyết liệt với tinh thần dũng cảm, ngoan cường, quân đội ta đã đánh cho địch thiệt hại nặng. Sư đoàn 18, Lữ đoàn dù 1, tiêu diệt chiến đoàn 52, sư đoàn 5 và lữ đoàn 3 thiết giáp, loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, giải phóng thị xã Xuân Lộc.

Ngoài Xuân lộc quân ta thừa thắng giải phóng liên tiếp các cứ điểm quân sự khác của địch như: Túc Trưng, Gia Kiểm, Dầu Dây, Núi Thị, Ấp Tre, Trảng Bong… thuộc tỉnh Long Khánh (nay là Đồng Nai). Chiến dịch Xuân Lộc kết thúc thắng lợi, “cánh cửa thép” phía Đông Sài Gòn đã mở rộng cho các đơn vị tiến vào Sài Gòn. 

Ông Đàm Duy Thiên (bên trái) nhận bằng Tiến sỹ Y khoa.
 Ông Đàm Duy Thiên (bên trái) nhận bằng Tiến sỹ Y khoa.

Trong chiến thắng ấy, có sự cống hiến, hi sinh của của quân và dân ta. Đó là những sự hi sinh cao đẹp, góp phần quan trọng nhất vào chiến thắng tại mặt trận Xuân Lộc. Bên cạnh đó, cũng không ít những đóng góp thầm lặng để mang lại thành công cho chiến dịch. Ví như chiến sỹ bản đồ Đàm Duy Thiên, thuộc tiểu ban tác chiến, Trung đoàn 266, sư đoạn 341. Đàm Duy Thiên là người chiến sỹ trẻ nhất năm xưa rời quê hương xứ Nghệ để lên đường đi chiến đấu khi mới 16 tuổi. 

Trong trận đánh Xuân Lộc, vốn có tài hội họa, ông Thiên được giao nhiệm vụ vẽ bản đồ tác chiến. Từ khảo sát thực tế, ông đã thể hiện đường đi, trận địa tấn công của bộ binh ta cũng như các vị trí, mục tiêu của địch bằng những nét chì trên giấy. Nhờ những bản đồ đó, cán bộ chiến sỹ ta dựa vào để cán bộ chiến sỹ ta dựa vào để tấn công đúng hướng, đúng mục tiêu, giúp cho hoàn thanh nhanh trận đánh.

TS Đàm Duy Thiên.

TS Đàm Duy Thiên.

45 năm đã lùi xa, thời gian đã làm phai đi nhiều thứ. Nhưng, với ông Đàm Duy Thiên, những ngày đêm ở Xuân Lộc vẫn rõ nét như những thước phim tua chậm trong ký ức của ông. Ông Thiên kể: “Khi tôi đang là học sinh thì lên đường nhập ngũ. Tôi trở thành một chiến sỹ của trung đoàn 266, sư đoàn 341 tham gia đánh trận Xuân Lộc. Tôi còn nhớ, khi trận đánh đang diễn ra ở giai đoạn khốc liệt nhất thì chiến sỹ Nguyễn Văn Lương, trúng đạn, bị thương rất nặng. Đơn vị chuyển anh về phía sau, tôi tham gia chăm sóc, băng bó cho anh. Vết thương quá nặng, anh ấy ra đi. Hơi thở cuối của anh, trút trên tay tôi làm tôi ám ảnh cho đến tận bây giờ. Nếu còn sống, anh ấy đã được theo đuổi giấc mơ làm họa sỹ. Bởi chiến tranh, nên anh đã phải xếp bút sách lên đường đánh giặc khi đang là sinh viên năm 2, của trường Mỹ Thuật”.

Hòa bình lập lại, ông Thiên tiếp tục việc học và trở thành bác sỹ. Sau nhiều năm phấn đấu, ông trở thành tiến sỹ, giữ vị trí quan trọng trong cơ quan Nhà Nước. Song, người lính nhỏ năm xưa không bao giờ quên quá khứ và những người đồng đội cũ. 

TS Đàm Duy Thiên và bác sỹ, đồng đội
TS Đàm Duy Thiên và bác sỹ, đồng đội
 

Tiến sỹ y khoa Đàm Duy Thiên bày tỏ: “Chúng tôi trở về, người còn người mất, người thương tật, hương may mắn được lành lặn. Nhưng, cá nhân tôi không bao giờ cho phép bản thân lãng quyên những ngày sinh tử đó. Tôi vẫn luôn xác định mình là một người lính - người lính trên mặt trận đa diện của thời bình.

Tôi đã chọn ngành y để công hiến, để có cơ hội được chữa bệnh cho đồng đội và nhân dân mình. May mắn được sống và cống hiến như ngày hôm nay, tôi không bao giờ quên những đồng chí, đồng đội của mình đã ngã xuống. Ở đâu và thời nào chúng ta cũng phải phấn đấu và vượt qua nhiều gian khó, nhưng không có gian khổ nào, mất nào bằng những năm tháng của chiến tranh."

TS Đàm Duy Thiên (bìa trái) và Đại tá Lê Tiến Hạt, đại tá Bùi Quang Minh.
TS Đàm Duy Thiên (bìa trái) và Đại tá Lê Tiến Hạt, đại tá Bùi Quang Minh.

Ông Lê Tiến Hạt kể về ông Đàm Duy Thiên như sau: “Ngày đó vào chiến trường, Thiên nhỏ tuổi nhất đơn vị. Nặng chưa đến 40 kg, nhưng mắt nhanh, miệng cười sáng. Bản lĩnh của người quân nhân cách mạng hiện lên trên khuôn mặt cậu chiến sỹ nhỏ. Thiên vẽ đẹp, vẽ giỏi và chính xác cao trên từng tấm bản đồ phục vụ thiết thực cho nhiều trận đánh.

Đến khi hòa bình, Thiên chưa bao giờ quên đồng đội. Cậu ấy luôn khiêm tốn, kính trên nhường dưới và yêu thương nhưng người cùng chiến trường năm xưa. Hàng năm đến ngày gặp mặt của chúng tôi, cậu ấy vẫn là cậu lính “ thời bình” trẻ nhất và đầy tâm huyết nhưng cũng giản dị, cầu thị, ham học hỏi. Thiên đã vươn lên ở nhiều vị trí quan trọng trong công việc, có nhiều đóng góp. Chúng tôi thấy tự hào về bản lĩnh của người đồng đội trẻ này”.

Đọc thêm