Vì sao Bruxelles lại có ý tưởng này? Mọi việc bắt nguồn từ một câu hỏi: Từ bốn thế kỷ qua, mỗi ngày Manneken-Pis tè ra bao nhiêu lít nước? Số nước chảy ra có được tái sử dụng hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, năm 2018, một nhân viên kỹ thuật của đã nảy sinh ý tưởng lắp một đồng hồ nước để biết chính xác lưu lượng của Manneken-Pis.
Người này phát hiện ra rằng mỗi ngày cậu bé “tè” từ 1.500 – 2.000 lít nước sạch có thể uống được. Mức nước này tương đương với mức tiêu thụ nước của bốn hộ gia đình trong ngày. Tuy nhiên, theo giải thích của anh Régis Callens, người đưa ra sáng kiến này, lượng nước thải ra có thể tương ứng với 10 hộ gia đình “nếu nhìn vào chi phí trả hàng năm”.
Một điểm quan trọng khác cho thấy là bức tượng Manneken-Pis đã thật sự lãng phí nước. Từ bao lâu nay, tòa thị chính Bruxellex vẫn cứ nghĩ rằng vòi phun nước đặc biệt này hoạt động theo một vòng khép kín. Trên thực tế, nhóm kỹ sư phát hiện ra Manneken-Pis không hề có hệ thống thu hồi nước thải ra. Như vậy, mỗi ngày thành phố Bruxelles mất từ 1.500 – 2.000 lít nước một cách vô ích.
Trong trường hợp này, chính quyền thành phố Bruxelles đã xử lý ra sao?
Dù biết rằng lượng nước này chỉ là một giọt nước trong hệ thống nước của Bruxelles, nhưng trong bối cảnh khẩn cấp bảo vệ môi trường hiện nay, chính quyền thành phố không để xảy ra một tình trạng như thế. Tòa thị chính Bruxelles mới đây đã quyết định lắp một hệ thống máng nước cho phép nước “tè ra” tái cung cấp nước cho vòi phun. Một hệ thống tạm thời trong lúc chờ một giải pháp triệt để và tôn trọng cảnh quan công trình.
Một ý kiến lưu ý là cho dù mức thải nước của Manneken-Pis chỉ tốn khoảng vài trăm euro mỗi năm cho thành phố, nhưng quyết định can thiệp của thành phố rất được người dân hưởng ứng. Nhất là trong những tuần qua giới trẻ Bỉ đã rầm rộ xuống đường vì môi trường và kêu gọi chính phủ phải có các chính sách hành động. Quản lý nguồn nước hiện nay đang là một trong số thách thức môi sinh lớn cho các chính phủ.