Ảnh minh họa : Nguồn internet |
Theo đó, với những học sinh tốt nghiệp THPT năm nay, sẽ vẫn tiếp tục được cộng điểm ưu tiên theo khu vực như những năm trước. Cụ thể, mức điểm cộng ưu tiên giữ nguyên (khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm và khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm). Tuy nhiên những học sinh đã tốt nghiệp các năm trước mà năm nay muốn thi lại sẽ không được cộng điểm ưu tiên dù có ở khu vực nào đi nữa.
“Quy định này là nhằm đảm bảo tính công bằng hơn nữa cho các thí sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ (đối tượng thí sinh chuẩn bị dự thi tốt nghiệp và thí sinh đã tốt nghiệp có nhu cầu thi lần nữa để xét tuyển ĐH, CĐ), bởi các thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước sẽ có lợi thế, có cơ hội học tập, ôn luyện với thời gian nhiều hơn hẳn so với các thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp lần đầu”, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT nói.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT |
Trước những quy chế mới trong năm nay đưa ra,hầu hết mọi người đều đưa ra suy nghĩ quyết định như vậy là thiệt thòi cho những người muốn thi lại. Bởi cùng một khu vực đào tạo, cùng hưởng nền giáo dục và cơ sở vật chất như nhau nhưng những người thi lại năm nay lại không được cộng số điểm ưu tiên mà đáng ra họ cần phải được nhận.
Đứng trên một góc độ khác, chưa nhắc đến vấn đề có nhiều thời gian ôn luyện hơn hay không, đây là sự cồng bằng cho tất cả các thí sinh dự tuyển. Điểm ưu tiên là một chiếc phao cứu sinh cũng như sự ưu ái, cảm thông mà mọi người dân cả nước trao cho những người ở khu vực có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở đào tạo không được tốt bằng những khu vực khác. Điều đó cũng đã nhiều lần làm dẫy lên sự so đo giữa các thí sinh bởi người được cộng người thì lại không, đối với kì thi đại học, số điểm 0.25-0,75 là khá lớn để có thể xét tuyển vào một ngôi trường nào đó.
Với cơ chế mới, thí sinh sẽ biết quý trọng số điểm ưu tiên mình có mà phấn đấu học tập, ôn luyện kĩ lưỡng cho kì thi tuyển sinh bởi nếu không đỗ được vào ngành học cũng như ngôi trường mà mình mong muốn ,năm sau thi lại sẽ không được nhận số điểm ưu tiên khu vực, đồng nghĩa với việc độ khó để có thể được học tại ngôi trường bản thân mong muốn cũng sẽ tăng lên. Sự chênh lệch 0.25-0,75 là không hề ít.
Về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn thông tin, dự thảo Quy chế lần này được xây dựng trên nguyên tắc phân cấp, tự chủ và trách nhiệm giải trình, để các trường chủ động, sáng tạo và trách nhiệm, tránh cầm tay, chỉ việc, áp đặt. Dự thảo đang trong thời gian lấy ý kiến nhưng quan điểm chung của Bộ là ưu tiên cao nhất cho quyền lợi của thí sinh.