Đà Nẵng chậm trễ kiện toàn bộ máy, khuyết nhiều vị trí lãnh đạo

(PLO) -“Đà Nẵng là một địa phương như thế với nhiều sự chậm trễ kiện toàn bộ máy tổ chức như không có Chủ tịch HĐND Thành phố, thiếu một Phó Chủ tịch HĐND thành phố, một Phó Chủ tịch UBND thành phố”, đại biểu Nguyễn Thanh Quang nói.
Đại biểu Nguyễn Thanh Quang (ảnh VPQH).
Đại biểu Nguyễn Thanh Quang (ảnh VPQH).

Ngày 25/5, phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Quang (Đà Nẵng) nhận định, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội được quan tâm đúng mức, điều hành của Chính phủ có trọng tâm, giữ được sự phát triển ổn định của đất nước. “Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ ngày càng được nâng cao. Nhân dân mong muốn tiếp tục giữ được sự ổn định”, ông Quang nói.

Song ông Quang cũng bày tỏ lo lắng khi thời gian qua cũng nổi lên hàng loạt sai phạm, như quy hoạch, quản lý đất đai, công tác cán bộ… Sự sai phạm kéo dài nhiều năm không được phát hiện, xử lý, tháo gỡ cần sự quan tâm, quyết liệt của Chính phủ.

“Đà Nẵng là một địa phương như thế với nhiều sự chậm trễ kiện toàn bộ máy tổ chức như không có Chủ tịch HĐND Thành phố, thiếu một Phó Chủ tịch HĐND thành phố, một Phó Chủ tịch UBND thành phố”, ông Quang nói.

Theo ông, một số gút thắt dù hết sức tháo gỡ, nhưng Đà Nẵng cũng không giả quyết được. Ví dụ, năm 2010 chính quyền Đà Nẵng chủ trương trong 60 ngày, nếu người dân, doanh nghiệp nộp đủ tiền khi giao đất thì được giảm 10% trên tổng số tiền nộp. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cho thời hạn sử dụng lâu dài nếu nộp đủ tiền sử dụng.

Đến năm 2012, trong tài liệu Thanh tra Chính phủ chỉ ra những sai phạm, yêu cầu thu hồi 10% đã giảm, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất… Song có nhiều người dân, doanh nghiệp đã bán đi bán lại phần diện tích đất nêu trên và thế là những chủ nhân hiện nay vừa phải mua đất theo giá thị trường, vừa phải làm theo kết luận thanh tra, vừa phải trả 10% tiền sử dụng đất mà chủ trước đã giảm…

“Người dân, doanh nghiệp cho rằng, ai sai, nấy chịu. Sai là ở chính quyền, còn họ làm đúng”, đại biểu đoàn Đà Nẵng kiến nghị không điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, không bắt người dân nộp phí 10%.

Tinh gọn bộ máy đã không phải tận thu thuế phí

Đề cập đến vấn đề tinh giản bộ máy, biên chế, đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) đánh giá, qua 2 năm thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, bên cạnh các kết quả đạt được, tổng số người hưởng lương từ ngân sách còn cao, chi thường xuyên ngày càng tăng.

Theo đại biểu, nguyên nhân chủ yếu nằm ở yếu tố chủ quan, người đứng dầu quyết tâm chính trị chưa cao, còn tư tưởng ngại khó, ngại va chạm, sợ mất quyền lợi. Theo đại biểu, Chính phủ cần nêu rõ hơn mục tiêu tinh giản biên chế, công khai các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ trong lĩnh vực này; đồng thời sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương; đẩy mạnh cơ chế tự chủ, xã hội hoá đơn vị sự nghiệp công lập.

Cùng đề cập đến câu chuyện biên chế, theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại & công nghiệp (VCCI), nếu tinh gọn bộ máy, giảm chi thường xuyên thực hiện tốt hơn thì đã không phải tăng thuế, phí dồn dập và tận thu khiến người dân bức xúc như vừa qua.

Ông Lộc cho hay, tăng trưởng GDP 2017 đạt 6,81%; quý I năm nay là 7,38% là những thành công bước đầu, nhờ giải pháp ngắn hạn. Nhiều vấn đề cơ cấu nền kinh tế mới ở mức nhận diện, chưa có giải pháp căn cơ. Nếu không có đổi mới tư duy trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới y tế, giáo dục thì không có những sáng chế khoa học mới ứng dụng vào khởi nghiệp, sản xuất. 

Đà Nẵng chậm trễ kiện toàn bộ máy, khuyết nhiều vị trí lãnh đạo ảnh 1

Phí hay giá vẫn phải bảo đảm quyền của dân

Bên lề kỳ họp Quốc hội, chia sẻ với PV Tiền Phong quanh việc “thu phí” chuyển thành “thu giá” BOT, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh rằng, dù gọi với tên gì đi nữa, thì điều quan trọng nhất vẫn phải đảm bảo quyền, lợi ích của người dân.

Đà Nẵng chậm trễ kiện toàn bộ máy, khuyết nhiều vị trí lãnh đạo ảnh 2

Không chấp nhận tố cáo qua điện thoại, email là đi ngược thời kỳ 4.0?

Sáng 24/5, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi). Cho rằng, nhiều nội dung tố cáo được phản ánh trên mạng xã hội góp phần tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại vào Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi).

Đọc thêm