Đồng hành trên hành trình trưởng thành của con
Thực tế, các bậc cha mẹ vẫn thường “than vãn” với nhau về việc không đủ thời gian dành cho con, suốt ngày bận công việc không dành nhiều thời gian chơi với con. Nếu không quan tâm đúng mức không đồng hành cùng con trong giai đoạn con mới lớn; mà đặc biệt trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay việc để trẻ tiếp cận sớm với công nghệ mà không có thời gian theo dõi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Ngoài giờ học thì việc cho trẻ đi những chuyến dã ngoại để trẻ tiếp xúc với xã hội thực tế bên ngoài - Ảnh PLVN. |
Theo đó, cha mẹ có thể đồng hành cùng con trong các buổi học tại nhà, dành thời gian dạy các môn học với con, tìm hiểu về kiến thức, xu hướng mới để hiểu hơn về sở thích của con. Trong thời đại công nghệ, việc cho con giải trí bằng tivi hay điện thoại là điều khó tránh khỏi, nhất là khi cha mẹ quá bận rộn. Tuy nhiên, để tránh những hệ lụy ảnh hưởng không tốt từ nội dung của các chương trình trên Youtube hay mạng xã hội, cha mẹ có thể xem trước các chương trình này để chắc chắn chúng có nội dung phù hợp với độ tuổi của con hay không. Sau đó, cha mẹ cũng có thể xem cùng con, cùng trao đổi hoặc luận bàn về những nội dung mà trẻ đang xem.
Ngoài ra, bậc cha mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện về các vấn đề mà con đang gặp phải, lắng nghe, chia sẻ và đặt mình vào vị trí của con để hiểu quan điểm của con. Hãy tạo cho trẻ thói quen chủ động trò chuyện, chia sẻ khúc mắc con đang gặp phải, từ những vấn đề hết sức bình thường như món ăn, quần áo, màu sắc hay món đồ con thích được tặng trong sinh nhật… cho đến những vấn đề tương đối thầm kín như việc “crush” một bạn khác giới, thích chơi với một bạn cùng giới hay khác giới tính, những câu chuyện của con mỗi ngày ở trường ở lớp đến những bạn bè xung quanh để tạo cho con thói quen gần gũi với cha mẹ.
Vào cuối tuần cho trẻ đến khu vui chơi giải trí để trẻ khám phá những trò chơi mới mẻ - Ảnh PLVN. |
Bên cạnh đó, Cha mẹ hãy sắp xếp thời gian có mặt bên con trong các sự kiện đặc biệt như khai giảng, bế giảng, ngày con dự một hội thi ngoại khóa…; có thể tổ chức những buổi xem phim cùng nhau, cùng tập thể dục, đi du lịch. Đặc biệt là đi dã ngoại cùng gia đình ở những khu du lịch sinh thái để tạo cho con những giây phút thư giãn thoải mái sau những ngày học tập mệt mỏi và căng thẳng. Điều đó, tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ, trở thành kỷ niệm trong ký ức tuổi thơ của con.
Thời gian phải dành cho con đủ lớn
Bậc cha mẹ nên hiểu rằng con trẻ không chỉ cần được chăm sóc về vật chất, ăn món gì, học trường nào… mà còn cần cha mẹ đồng hành trong mỗi bước đi trên hành trình trưởng thành. Để cùng con lớn khôn, cha mẹ cần lựa chọn, đánh đổi để dành cho con khoảng thời gian chất lượng hơn.
Dù công việc bận rộn đến đâu cũng phải dành thời gian chơi cùng trẻ - Ảnh PLVN. |
Trao đổi với PLVN, chị Thi ( Bình Thủy, TP Cần Thơ) chia sẻ: “Đến nay con trai chị đã 5 năm tuổi rồi, thật sự trong giai đoạn từ 3 – 5 tuổi phải răn đe trong việc cho con tiếp xúc với công nghệ. Trong giai đoạn này trẻ thích khám phá, tò mò những trò vui nhộn trên Youtube. Chị cho biết điện thoại, máy tính bảng như là bộ não thứ hai của trẻ thời buổi 4.0. Vì trên đây sẽ có đầy đủ mọi thứ như xã hội thu nhỏ, đáp ứng những thứ mà trẻ cần và muốn khám phá những điều mới lạ những điều mà trẻ đam mê. Mà khi trẻ xem rồi là không muốn buông ra. Lúc đầu chị cũng phải nói ngọt giải thích sao cho con hiểu lý do gì mà mẹ không cho con cầm điện thoại lâu. Lúc đầu đôi khi không nghe lời, kêu buôn điện thoại là khóc la. Lúc này mình “ đệm” vài roi rồi bắt phạt vài lần. Sau đó giải thích cho con hiểu tại sao mẹ đánh con, con cầm điện thoại lâu vậy sẽ bị dễ ảnh hưởng đến mắt…
Bên cạnh đó, sau khi đi làm về mình sắp xếp cho con ăn uống xong dành thời gian khoảng một tiếng để dạy con học. Xong vẫn cho con cầm điện thoại cho con xem những video phù hợp với trẻ; bản thân mình cũng nằm xem với con và đúng khoảng 15 – 30 phút là kết thúc đi ngủ. Lúc này, mình nói ngọt “con ngủ mai mẹ cho con xem tiếp”. Cá nhân chị cho rằng mỗi giai đoạn phát triển của con mình phải theo dõi, phải cho đủ tình yêu thương quan tâm chăm, sóc con. Đừng vì công việc quá mà bỏ qua những giai đoạn phát triển của con. Mình cứ lập đi lập lại những thói quen của trẻ khi tiếp xúc với nghệ, chỉ trong khoảng thời gian nhất định đúng 15 phút không cho con tiếp xúc công nghệ nữa; thì lần sau cũng đúng 15 phút không cho tiếp xúc nữa. Cứ như vậy mà làm riết, trẻ sẽ thành thói quen thì trẻ sẽ ngoan thôi” – chị Thi chia sẻ.
Dù công việc bận rộn đến đâu cũng phải dành thời gian chơi cùng trẻ - Ảnh PLVN. |
Còn chị Duyên có con gái gần 3 tuổi, ở Hậu Giang bộc bạch: “Ngày xưa thời tụi mình thì có nhiều trò chơi dân gian như làm nhà chòi, chơi trốn tìm… Sau giờ tan học buổi tối thì mình xem tivi các chương trình dành cho thiếu nhi. Cuộc sống của tuổi thơ ngày xưa tuy không hiện đại như bây giờ nhưng mình được tiếp xúc xã hội thực tế; những trò chơi dân gian thực tế cho thấy thời xưa dạy cho trẻ nhiều kỹ năng sống hơn bây giờ. Còn trong thời buổi 4.0 hiện nay, trẻ ít khi được tiếp xúc với xã hội thực tế như ngày xưa. Những gì trên mạng xã hội như thế giới thu nhỏ của trẻ. Với lại bây giờ cha mẹ đi làm suốt về thì cũng không có thời gian đưa con đi chơi vào dịp cuối tuần để trẻ ra ngoài xã hội khám phá những điều mới lạ. Đây cũng là nguyên nhân trẻ bây giờ, chỉ biết tập trung vào mạng xã hội để khám phá là điều hiển nhiên. Nhưng nếu để con tập trung vào mạng xã hội sẽ để lại nhiều hậu quả về sau".
Vì vậy, Chị Duyên cho rằng ngoài thời gian đi làm về dành thời gian chơi nhiều với con, xem tivi cùng con, dạy con tô màu, dạy con đếm số, dạy con hát theo các video trên mạng. Nếu con đòi xem những chương trình thiếu nhi trên Youtube thì mình nói, “những bé trên đó giờ đi ngủ hết rồi con ngủ đi mai mẹ cho con xem tiếp”. Sau đó mình cũng hứa với con cuối tuần chở con đi khu vui chơi, ở đó có nhiều trò chơi cho con khám phá. Lúc này bé sẽ ngoan nghe lời vì trong tâm trí trẻ dù không được lên mạng xã hội nhưng bù lại mình được đi chỗ đông người chơi vui hơn” – với cách này mà con chị rất ngoan trong việc tiếp xúc với công nghệ hiện nay.