Nhà ở xã hội

Để những cây cầu vượt bộ hành tròn trọng trách

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều năm qua, Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhiều cây cầu vượt bộ hành, có những cây cầu lên tới cả chục tỷ đồng với kỳ vọng giải toả giao thông và thuận tiện cho người dân. Trên thực tế không thể phủ nhận vai trò của những cây cầu vượt đi bộ, nhưng không phải cây cầu nào cũng phát huy được hiệu quả.
Để những cây cầu vượt bộ hành tròn trọng trách

Dưới chân cầu vượt Ngọc Hồi từ khi được xây dựng đã trở thành điểm tập kết rác. Dưới chân cầu là xe rác, dưới xe rác lại là rất nhiều rác. Từ niềm vui cây cầu trở thành nỗi ám ảnh của cả người dân xung quanh và người tham gia giao thông.

Bãi tập kết rác dưới chân cầu Ngọc Hồi

Bãi tập kết rác dưới chân cầu Ngọc Hồi

Mặc dù là địa điểm gần trường tiểu học nhưng theo ghi nhận của phóng viên cầu bộ hành Ngọc Hồi vào thời điểm tan trường số lượng người qua lại cũng rất hiếm hoi.

Tại khu vực dưới chân cầu vượt đi bộ Tây Sơn cũng là những xe rác đang xếp hàng đang chờ để đưa đi.

Tại khu vực dưới chân cầu vượt đi bộ Tây Sơn cũng là những xe rác đang xếp hàng đang chờ để đưa đi.

Tương tự, cây cầu vượt trên Phố Ngọc Khánh cũng vắng người qua lại.

Nằm trên trục đường có tuyến xe buýt nhanh BRT nhưng cầu đi bộ Giảng Võ một ngày rất ít lượt người sử dụng cầu để qua đường. Ông Nguyễn Văn Long – người dân ở khu vực cầu cho biết: “Một buổi sáng vào giờ cao điểm chỉ có hơn 30 lượt người qua lại trên cầu, đa phần chỉ để xuống trạm xe buýt nhanh còn đâu người ta đi theo tín hiệu đèn giao thông.”

Cây cầu vượt đi bộ Ngọc Khánh vắng bóng người qua đường

Cây cầu vượt đi bộ Ngọc Khánh vắng bóng người qua đường

Bà Trịnh Thanh Thuỷ người dân cạnh đây cũng cho biết, người dân không đi bởi leo lên cầu, xuống cầu không chỉ mỏi mệt mà còn mất thời gian. Đa phần mọi người chọn đi theo tín hiệu đèn giao thông. Vì thời gian đứng đợi đèn giao thông chỉ vài phút, còn leo lên cầu trên cao rồi đi xuống mất gần 10 phút đồng hồ. Hơn nữa cầu nằm ở vị trí mà mật độ dân số không nhiều nên lưu lượng tham gia trên cầu là rất ít.

Theo dự kiến, tại khu vực gần nút giao Trần Khát Chân và Võ Thị Sáu sẽ được lắp đặt cầu đi bộ Trần Khát Chân. Trước nhà của nhiều hộ dân 2 bên đường Trần Khát Chân

Vị trí thi công chân cầu vượt phía bắc theo bản thiết kế. Điểm màu xanh dự kiến xây dựng - Điểm màu đỏ là đất lưu ngay bên cạnh

Vị trí thi công chân cầu vượt phía bắc theo bản thiết kế. Điểm màu xanh dự kiến xây dựng - Điểm màu đỏ là đất lưu ngay bên cạnh

Theo phản ánh của người tại khu vực gần nút giao Trần Khát Chân và Võ Thị Sáu, việc đặt vị trí cầu vượt đi bộ Trần Khát Chân như trong thiết kế là chưa hợp lý bởi ảnh hưởng tới nhiều hộ dân đặt 2 bên đường. Trong khi cạnh đó hai bên đường là đất lưu không và đất của công viên. Đầu cầu phía Bắc trục đường Trần Khát Chân là đất lưu không, lại là nơi đặt các trụ sở các cơ quan, trường học, ngay cạnh là tòa nhà văn phòng cao tầng, lưu lượng người đi bộ tham gia giao thông cao. Rất thích hợp nếu đặt một đầu cầu tại vị trí này. Không ảnh hưởng đến kinh doanh và lợi ích chính đáng của các hộ dân phố

Đầu cầu phía Nam trục đường Trần Khát Chân là đất thuộc phát triển công viên thành phố cũng rất hợp lý vì thuận đường từ công viên đi ra. Vị trí này chỉ có các nhà tạm, không vướng mắc kinh doanh của các hộ dân.

Nhưng dù đã kiến nghị nhiều lần mố cầu vẫn mọc lên. Và nỗi lo mất vệ sinh từ 2 bên trụ cầu cũng như mất kế sinh nhau là hiện hữu. Theo ghi nhận của phóng viên tại xung quanh hai khu vực đang được thi công dở dang này có không ít những túi rác thải sinh hoạt, dây điện, đất cát, vụn vữa ngổn ngang…

Hố chôn đường dây điện, mố cầu đã bắt đầu trở thành bãi tập kết rác sinh hoạt.

Hố chôn đường dây điện, mố cầu đã bắt đầu trở thành bãi tập kết rác sinh hoạt.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thu Huyền kinh doanh mặt hàng quần áo hiện tại đã phải di chuyển cửa hàng sang địa điểm khác. Như chị chia sẻ, 6 tháng qua chị dường như phải đóng cửa và chuyển sang kinh doanh online 100% vì hầu như không có khách đến cửa hàng.

Cửa hàng đang tiến hành tháo dở và di chuyển các cơ sở vật chất.

Cửa hàng đang tiến hành tháo dở và di chuyển các cơ sở vật chất.

Theo Kiến trúc sư Đặng Tuấn Trung, ở góc nhìn chuyên môn về kiến trúc cũng như thiết kế môi trường đô thị, để đánh giá các cơ sở hạ tầng thì phải nằm ở góc độ thích dụng và sử dụng của người dân. Đánh giá về mặt vị trí cầu nên nằm ở khu vực có nhiều điểm công cộng như: trường học, công viên, tòa nhà công sở,.... mới phát huy hết công năng của cầu vượt. Việc chủ trương xây dựng cầu vượt cho người đi bộ qua đường là đúng đắn, vừa đảm bảo an toàn giao thông, thuận lợi cho người dân, đảm bảo công tác an sinh xã hội. Nhưng đặt ở vị trí nào, ở thời điểm nào cần phải tính toán để đảm bảo quyền lợi và phát huy hết công năng, tránh lãng phí và ảnh hưởng tới tâm lý, lợi ích của người dân kiến trúc sư Đặng Tuấn Trung chia sẻ thêm

Kiến trúc sư Đặng Tuấn Trung - Phó GĐ Công ty CP PLE Việt Nam

Kiến trúc sư Đặng Tuấn Trung - Phó GĐ Công ty CP PLE Việt Nam

Để tránh lãng phí, bất hợp lý, nên chăng các cơ quan chức năng, ngành giao thông vận tải Hà Nội cân nhắc nghiên cứu quy hoạch lại các vị trí phù hợp, tránh tình trạng cầu vượt trở thành nỗi e sợ với người đi bộ bởi tình trạng nhếch nhác, mất vệ sinh, thậm chí trở thành nơi tụ tập, chích hút ma túy.

Đọc thêm