Đền thờ ông bà Chủ chợ Cao Lãnh được công nhận di tích quốc gia

(PLVN) - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với Di tích lịch sử Mộ và Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường (còn được gọi là Đền thờ ông bà Chủ chợ Cao Lãnh).


Đền thờ tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, TP Cao Lãnh. Từ năm 2001, đền được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Nơi đây, người dân Cao Lãnh truyền đời hương khói phụng thờ tưởng nhớ công đức của ông bà đã thành lập và phát triển chợ.

Đền thờ ông bà được thờ cúng trang nghiêm trại trung tâm TP Cao Lãnh (Ảnh: Đình Thương)
Đền thờ ông bà được thờ cúng trang nghiêm trại trung tâm TP Cao Lãnh (Ảnh: Đình Thương)

Ông Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh. Người miền Trung đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà vào năm Đinh Sửu (1817) dưới triều Gia Long. Tại đây, ông đã khai khẩn đất hoang, trồng nhiều cây trái sum suê trĩu quả.

Chợ Cao Lãnh có được ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của ông bà Đỗ Công Tường (Ảnh: Đình Thương)
Chợ Cao Lãnh có được ngày hôm nay là nhờ công lao to lớn của ông bà Đỗ Công Tường (Ảnh: Đình Thương)

Nhận thấy địa thế thuận tiện cả đường sông lẫn đường bộ nên ông đã tụ tập dân làng hình thành nơi trao đổi mua bán trái cây, nông sản, hàng hóa. Lâu dần trở thành chợ.

Là người cương trực, thẳng thắn nên ông được dân làng chọn giữ chức Câu đương, phân xử những vụ tố tụng trong làng.

Phía trong chánh điện đường bày trí nghiêm trang, chu đáo (Ảnh: Đình Thương)

Phía trong chánh điện đường bày trí nghiêm trang, chu đáo       (Ảnh: Đình Thương)

Năm 1820, dịch tả bùng lên dữ dội trong làng, khiến nhiều người mất mạng. Thấy vậy, ông bà đã lập bàn hương án, cầu nguyện xin chết thay cho dân chúng. Sau đó, ông bà lần lượt qua đời vì dịch bệnh. An táng cho ông bà xong, bệnh dịch cũng từ từ hết hẳn. Thấy vậy, người ta lập đền thờ ông bà và hương khói cho đến ngày nay.

Tượng 2 ông bà được đặt trang trọng trong đền thờ (Ảnh: Đình Thương)
Tượng 2 ông bà được đặt trang trọng trong đền thờ (Ảnh: Đình Thương)

Tên tuổi ông bà Đỗ Công Tường đã gắn liền với địa danh Cao Lãnh, gắn với một giai thoại về nhân nghĩa. Do ông lên Lãnh, lại giữ chức Câu đương nên người dân quen gọi là Câu Lãnh và dần dần nói chạy thành Cao Lãnh. Hằng năm, lễ giỗ của ông bà được tổ chức trọng thể và trang nghiêm với quy mô ngày càng mở rộng.

Đọc thêm