Theo đó, quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp bao gồm: Số hóa dữ liệu (chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý sang dạng dữ liệu kỹ thuật số); số hóa quy trình (tích hợp thiết bị kết nối internet, tự động thu thập dữ liệu và điều khiển trong mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức nông nghiệp); điều hành số (quản lý và điều hành mọi hoạt động của tổ chức nông nghiệp trên những nền tảng kỹ thuật số để tạo ra giá trị mới).
Giá trị mới đó là giảm giá thành sản xuất, giảm tác động môi trường, tăng chất lượng nông sản, tăng lợi nhuận, tăng sự hài lòng của người tiêu dùng.
Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ định hướng chuyển đổi số của ngành trong thời gian tới, trong đó có đồng bộ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin báo cáo, quản trị sản xuất. |
Theo Lãnh đạo Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ Thực vật, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tình với quan điểm về chuyển đổi số nông nghiệp và chia sẻ định hướng chuyển đổi số của ngành trong thời gian tới, trong đó có đồng bộ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin báo cáo, quản trị sản xuất, theo dõi và dự báo sản xuất hiệu quả hơn.
Tại hội thảo, TS. Nguyễn Thanh Mỹ, Tập đoàn Mỹ Lan chia sẻ về hệ sinh thái nông nghiệp số kết hợp ứng dụng di động giúp quản lý nông nghiệp số và phát triển kinh tế nông nghiệp số. Ông cho biết, hiện nay tại các tỉnh khu vực ĐBSCL đã áp dụng trạm giám sát sâu rầy thông minh (42 trạm); quan trắc xâm nhập mặn, tự động kết nối internet (70 phao).
Đây là những thiết bị, phần mềm do Tập đoàn Mỹ Lan nghiên cứu. Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Mỹ còn cho biết, chuyển đổi số còn được áp dụng trong sản xuất phân bón, đặc biệt là số hóa việc báo cáo hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp hằng năm bằng công nghệ viễn thám và kết hợp với thiết bị thông minh mặt đất, nhằm tăng tính xác thực, giảm bớt thủ công, cũng như thời gian để xử lý.
.