Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống tại Tuyên Quang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Một trong các làng nghề đặc sắc của Tuyên Quang phải nói đến làng nghề thổ cẩm Lăng Can tại Lâm Bình, làng nghề đan nón lá tại Minh Quang hay làng nghề chè tại Sơn Dương.
Hội thi dệt thổ cẩm dân tộc
Hội thi dệt thổ cẩm dân tộc

Tuyên Quang nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa địa phương như: dệt thổ cẩm, nghề thêu, đan lát, chế biến nông lâm sản... các làng nghề đang phát triển và có nhiều khởi sắc, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Làng nghề thổ cẩm Lăng Can

Cứ mỗi độ xuân về, người Tày, xã Lăng Can đều tổ chức lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng) để tạ ơn đất trời, tạ ơn tổ tiên đã sinh ra nghề trồng bông dệt vải - một cái nghề độc nhất vô nhị của vùng rừng núi Nà Hang. Hoa văn trên thổ cẩm Lăng Can không giống bất cứ hoa văn của dân tộc nào.

Xã Lăng Can, huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) được thiên nhiên phú cho một phong cảnh đẹp mơ màng. Lăng Can còn hấp dẫn du khách hơn nữa bởi nơi đây vẫn giữ được nghề truyền thống trồng bông dệt vải.

Thổ cẩm Lăng Can mặc vừa mềm, vừa ấm, nhưng rất thoáng, khác hẳn với thổ cẩm của một số dân tộc khác”.

Nghề đan nón Minh Quang

Nghề đan nón tre xuất hiện ở xã Minh Quang vào năm 2016, để đan hoàn chỉnh một sản phẩm nón tre mất rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và kỳ công khác nhau như: vào rừng lựa tre, ngâm tre, chẻ lạt, đan thành nón, quét sơn, dầu bóng… Sự khéo léo, tinh tế của người thợ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của sản phẩm.

Hiện ở xã Minh Quang đã có nhiều hộ gia đình chuyển nghề sản xuất nón tre đan. Với những tín hiệu tích cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như tiềm năng quảng bá du lịch mà chiếc nón tre mang lại, xã đang tiến hành lập kế hoạch phát triển nghề đan nón tre để trình UBND huyện Chiêm Hóa. Với mong muốn đưa sản phẩm nón tre đan trở thành một trong những nghề chủ lực góp phần phát triển kinh tế của địa phương, xã cũng đang có kế hoạch thành lập hợp tác xã đan nón tre.

Nghề đan nón Minh Quang

Nghề đan nón Minh Quang

Làng nghề chè Sơn Dương

Toàn tỉnh Tuyên Quang có gần 8.500 ha chè, trong đó hơn 7.900 ha chè đã thu hoạch. Trồng chè đã mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định cho người dân. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hoạt động xuất khẩu đang tạm thời đóng băng, các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh đang tồn gần 3.000 tấn. Hiện, người dân, các doanh nghiệp, các ngành chức năng đang phải căng sức tìm đầu ra cho sản phẩm.

Huyện Sơn Dương hiện có 1.875 ha chè, trong đó có gần 600 ha chè trồng theo quy trình an toàn với năng suất chè búp tươi bình quân đạt 111,2 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt gần 12.000 tấn. Sản phẩm chè của huyện đã được xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan.

Từ khi thành lập làng nghề, người dân được tham gia các lớp tập huấn về quy trình sản xuất chè sạch, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào các khâu sản xuất, năng suất chè búp thu hoạch. Hiện nay, tại các thôn đang kiện toàn Ban quản lý làng nghề, tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đăng ký nhãn mác bao bì sản phẩm để sớm đưa sản phẩm của làng nghề tham gia các hội chợ thương mại.

Làng nghề chè Sơn Dương

Làng nghề chè Sơn Dương

Với đặc thù là một tỉnh có nhiều làng nghề, giải pháp của ngành nông nghiệp tỉnh hiện nay là quy hoạch, định hướng phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn, làng nghề gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm. Từ đó phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Việc xây dựng các làng nghề đã giúp người làm nghề tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Đọc thêm