Giữ gìn nhà ở truyền thống của người Việt tại Đồng Nai

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhà ở truyền thống của người Việt tại Đồng Nai là một trong những di sản văn hóa vật thể tiêu biểu của Nam bộ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Việc quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị nhiều mặt của nhà ở truyền thống là việc làm vô cùng ý nghĩa, giúp cứu vãn loại hình di sản quý giá của cả nước, đóng góp vào việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một ngôi nhà duy nhất ở TP. Biên Hòa được trùng tu và xếp hạng di tích cấp tỉnh (2005), các ngôi nhà khác đang xuống cấp và ngày càng mai một do quá trình đô thị hóa và xu hướng xây nhà hiện đại.
Giữ gìn nhà ở truyền thống của người Việt tại Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nơi tập trung khá nhiều nhà ở truyền thống (nhà cổ) có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật. Có nguồn gốc từ miền Trung trong quá trình di dân vào vùng đất phương Nam từ sau thế kỷ XVII, nhà ở truyền thống của người Việt tại Đồng Nai mang giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa, mỹ thuật... phản ánh lối sống, phong tục tập quán của con người ở trong nhà. Trong ảnh là nhà ông Nguyễn Háo Thoại, P.Quyết Thắng, TP. Biên Hoà được xây dựng năm 1897.

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nơi tập trung khá nhiều nhà ở truyền thống (nhà cổ) có giá trị về kiến trúc và nghệ thuật. Có nguồn gốc từ miền Trung trong quá trình di dân vào vùng đất phương Nam từ sau thế kỷ XVII, nhà ở truyền thống của người Việt tại Đồng Nai mang giá trị về lịch sử, kiến trúc, văn hóa, mỹ thuật... phản ánh lối sống, phong tục tập quán của con người ở trong nhà. Trong ảnh là nhà ông Nguyễn Háo Thoại, P.Quyết Thắng, TP. Biên Hoà được xây dựng năm 1897.

Nhà ở truyền thống không chỉ là nơi để ở, đó còn là nơi thờ tự tổ tiên, một cửa hàng buôn bán. Thông qua những sinh hoạt và nếp sống được duy trì nhiều thế hệ, nhà cổ còn nuôi dưỡng những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Trong ảnh là một góc mặt tiền nhà (hướng sông Đồng Nai) của nhà ông Nguyễn Háo Thoại

Nhà ở truyền thống không chỉ là nơi để ở, đó còn là nơi thờ tự tổ tiên, một cửa hàng buôn bán. Thông qua những sinh hoạt và nếp sống được duy trì nhiều thế hệ, nhà cổ còn nuôi dưỡng những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Trong ảnh là một góc mặt tiền nhà (hướng sông Đồng Nai) của nhà ông Nguyễn Háo Thoại

Khu tập trung dân cư thuộc làng, xã ở Đồng Nai thường nằm yên bình giữa thiên nhiên nhiều cây xanh của vườn cây trái hay vườn cây cảnh, trên vùng đồi gò đã được khai phá thành vườn tược, ẩn mình dưới những rặng cây xanh mát dọc bờ sông hay trên những cù lao nằm giữa dòng Đồng Nai. Phong cảnh nhà vườn với nếp sống phong lưu thể hiện rõ nhất ở những căn nhà bề thế, cổ kính trên những cù lao trù phú như cù lao Phố, cù lao Tân Triều…Trong ảnh là ngôi nhà của ông Nguyễn Bửu Khoa, P. Hiệp Hòa, TP. Biên Hoà được xây dựng năm 1922

Khu tập trung dân cư thuộc làng, xã ở Đồng Nai thường nằm yên bình giữa thiên nhiên nhiều cây xanh của vườn cây trái hay vườn cây cảnh, trên vùng đồi gò đã được khai phá thành vườn tược, ẩn mình dưới những rặng cây xanh mát dọc bờ sông hay trên những cù lao nằm giữa dòng Đồng Nai. Phong cảnh nhà vườn với nếp sống phong lưu thể hiện rõ nhất ở những căn nhà bề thế, cổ kính trên những cù lao trù phú như cù lao Phố, cù lao Tân Triều…Trong ảnh là ngôi nhà của ông Nguyễn Bửu Khoa, P. Hiệp Hòa, TP. Biên Hoà được xây dựng năm 1922

Những di dân Việt của thời kỳ đầu khai phá chủ yếu là những người dân xứ Ngũ Quảng. Ngoài những hành trang văn hóa khác, họ còn mang đến cho mảnh đất Đồng Nai hai bộ khung nhà rội và nhà rường. Sau đó kiểu thức chung này trở thành kiểu thức khung nhà ở truyền thống cho toàn Nam bộ và được gọi là nhà cột giữa (rội) và nhà xuyên trính (rường). Trong ảnh là nội thất nhà cổ của ông Nguyễn Văn Thể được xây dựng 1900

Những di dân Việt của thời kỳ đầu khai phá chủ yếu là những người dân xứ Ngũ Quảng. Ngoài những hành trang văn hóa khác, họ còn mang đến cho mảnh đất Đồng Nai hai bộ khung nhà rội và nhà rường. Sau đó kiểu thức chung này trở thành kiểu thức khung nhà ở truyền thống cho toàn Nam bộ và được gọi là nhà cột giữa (rội) và nhà xuyên trính (rường). Trong ảnh là nội thất nhà cổ của ông Nguyễn Văn Thể được xây dựng 1900

Những họa tiết chính điêu khắc trang trí trong nhà ở truyền thống người Việt tại Đồng Nai gồm có: họa tiết thực vật (cây cỏ, hoa, trái); họa tiết thú linh thú, động vật; các biểu tượng; hoa văn kỷ hà, hoa văn hình học, chữ Hán. Những họa tiết trang trí điêu khắc trên gỗ chủ yếu chỉ tập trung ở gian giữa, không gian thờ phụng và tiếp khách của ngôi nhà. Trong ảnh là từ đường họ Đào, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch được xây dựng 1890. Đây được coi nhà ngôi nhà cổ đẹp nhất Đồng Nai

Những họa tiết chính điêu khắc trang trí trong nhà ở truyền thống người Việt tại Đồng Nai gồm có: họa tiết thực vật (cây cỏ, hoa, trái); họa tiết thú linh thú, động vật; các biểu tượng; hoa văn kỷ hà, hoa văn hình học, chữ Hán. Những họa tiết trang trí điêu khắc trên gỗ chủ yếu chỉ tập trung ở gian giữa, không gian thờ phụng và tiếp khách của ngôi nhà. Trong ảnh là từ đường họ Đào, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch được xây dựng 1890. Đây được coi nhà ngôi nhà cổ đẹp nhất Đồng Nai

Hiện nay, chỉ duy nhất ngôi nhà của ông Trần Ngọc Du ở phường Tân Vạn, TP. Biên Hòa được trùng tu và xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Còn một số lượng lớn những ngôi nhà ở truyền thống khác đã, đang xuống cấp và sẽ bị xóa sổ hoàn toàn dưới tác động của quá trình phát triển, đô thị hóa như hiện nay. Trong ảnh là chi tiết hoành phi bị xuống cấp, bong tróc lớp sơn ngoài tại nhà của ông Nguyễn Bửu Khoa, P. Hiệp Hòa

Hiện nay, chỉ duy nhất ngôi nhà của ông Trần Ngọc Du ở phường Tân Vạn, TP. Biên Hòa được trùng tu và xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Còn một số lượng lớn những ngôi nhà ở truyền thống khác đã, đang xuống cấp và sẽ bị xóa sổ hoàn toàn dưới tác động của quá trình phát triển, đô thị hóa như hiện nay. Trong ảnh là chi tiết hoành phi bị xuống cấp, bong tróc lớp sơn ngoài tại nhà của ông Nguyễn Bửu Khoa, P. Hiệp Hòa

Có thể nói sự hiện diện của những ngôi nhà ở truyền thống là một phần lịch sử quan trọng của Đồng Nai, mặt khác còn phản ánh lịch sử dân cư và lịch sử kiến trúc của Nam bộ. Quá trình đô thị hóa cũng như nhu cầu hiện đại hóa cuộc sống đã làm ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của những ngôi nhà ở truyền thống. Tất nhiên khi thay đổi không gian sống thì lối sống, nếp sống cũng thay đổi theo. Việc bảo tồn những ngôi nhà ở truyền thống không chỉ là bảo tồn một công trình kiến trúc nghệ thuật, mà còn là bảo tồn không gian văn hóa gia đình, không gian văn hóa làng xã của vùng đất trù phú nổi tiếng một thời

Có thể nói sự hiện diện của những ngôi nhà ở truyền thống là một phần lịch sử quan trọng của Đồng Nai, mặt khác còn phản ánh lịch sử dân cư và lịch sử kiến trúc của Nam bộ. Quá trình đô thị hóa cũng như nhu cầu hiện đại hóa cuộc sống đã làm ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của những ngôi nhà ở truyền thống. Tất nhiên khi thay đổi không gian sống thì lối sống, nếp sống cũng thay đổi theo. Việc bảo tồn những ngôi nhà ở truyền thống không chỉ là bảo tồn một công trình kiến trúc nghệ thuật, mà còn là bảo tồn không gian văn hóa gia đình, không gian văn hóa làng xã của vùng đất trù phú nổi

tiếng một thời

(còn tiếp)

Đọc thêm