Hà Nam quyết tâm đạt mục tiêu tự chủ ngân sách năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2021 đi qua để lại dấu ấn khá toàn diện về sự “vượt khó” của tỉnh Hà Nam với nhiều kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,85%, nằm trong tốp 10 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất của cả nước. Một chỉ số quan trọng khác của nền kinh tế cũng lần đầu tiên chạm mốc đáng ghi nhận, đó là thu ngân sách đạt trên 14.500 tỷ đồng. Đây là cơ sở, là động lực để tỉnh Hà Nam bắt đầu thực hiện tự chủ ngân sách có điều tiết về Trung ương từ năm 2022.
Công ty Honda Việt Nam với nhà máy sản xuất số 3 tại KCN Đồng Văn II là một trong các doanh nghiệp dẫn đầu về nộp ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam.
Công ty Honda Việt Nam với nhà máy sản xuất số 3 tại KCN Đồng Văn II là một trong các doanh nghiệp dẫn đầu về nộp ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam.

Năm 2022, tỉnh Hà Nam bắt đầu thực hiện tự chủ ngân sách có điều tiết về Trung ương. Tỉnh phấn đấu thu cân đối ngân sách trên địa bàn là 12.420 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 10.625 tỷ đồng (các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí là 8.275 tỷ; thu từ đất 2.300 tỷ); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 1.795 tỷ đồng.

Theo đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức với những biến động phức tạp, khó lường, đại dịch COVID-19 có thể còn tiếp tục kéo dài, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp điều hành, quản lý thu ngân sách năm 2022, UBND tỉnh Hà Nam tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị đối với công tác quản lý thu ngân sách; tập trung triển khai hiệu quả Kế hoạch số 2610/UBND-KH ngày 04/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 07 ngày 09/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Rà soát, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh để thu đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước, nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất; các loại phí phát sinh từ hoạt động tại các Khu, điểm du lịch, phí cầu cảng, máng rót, phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế kéo dài, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể và đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện cho từng đơn vị thuế trực thuộc. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu ngân sách nhà nước; thực hiện triệt để việc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Chính phủ.

Tập trung thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn định, vững chắc. Đẩy mạnh cải cách hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai, sớm đưa dự án vào hoạt động.

Cùng với đó Tỉnh Hà Nam sẽ tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng; vận động, thu hút doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa; tăng cường thanh, kiểm tra thuế sau thông quan, chống thất thu ngân sách; tập trung nguồn vốn đầu tư các công trình trọng điểm, cấp bách, có sức lan toả lớn; vv...

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Hà Nam vượt qua khó khăn, thực hiện thành công nhiệm vụ tự chủ ngân sách từ năm 2022, vươn lên trong nhóm các tỉnh, thành phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra./.

Đọc thêm