"Hàng Tàu" đang cản người Việt dùng hàng Việt

Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và "hàng Tàu". Thực tế này đã cản trở người Việt dùng hàng Việt.  

[links()]Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và "hàng Tàu". Thực tế này đã cản trở người Việt dùng hàng Việt.

Bà Vũ Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA), Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - chia sẻ kinh nghiệm đưa hàng Việt về nông thôn.
“Miếng bánh ngon” bị bỏ quên?
Nghiên cứu gần đây của AC.Nielsen về cấu trúc bán lẻ ở Việt Nam chỉ ra, 70% dân số sống ở nông thôn nhưng mạng lưới cửa hàng bán lẻ tương ứng đang phục vụ họ chỉ chiếm 47% của cả nước. Và mức tiêu dùng của lực lượng 70% dân số này chỉ chiếm 27% doanh số bán lẻ trên cả nước.  
Bà Vũ Kim Hạnh
Theo tham khảo của BSA với các chuyên gia về thị trường nông thôn, cơ cấu tiêu dùng phổ biến của một hộ nông dân như sau: 50% tổng chi tiêu dành cho lương thực, thực phẩm (cơ cấu đang có thay đổi từ chỗ chỉ toàn gạo muối, nay có thêm các sản phẩm chế biến của lương thực và nước chấm đa dạng). Cụ thể, 5% dành cho may mặc; 15% dành cho tất cả đồ dùng gia đình khác; 15% dành cho y tế, giáo dục của con cái; 5% dành sửa chữa nhà, điện nước, đi lại 5% (xăng dầu); còn lại là giỗ chạp, giao tế xã hội ....
Cả nước hiện có 63 tỉnh thành, trong đó 5 đô thị lớn nhất trực thuộc Trung ương: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng; 42 thành phố trực thuộc tỉnh và 45 thị xã trực thuộc tỉnh. Ước có hơn 6.000 xã, 9.000 chợ và 550.000 điểm bán lẻ trên cả nước. 

Ba điều ám ảnh cả người tiêu dùng lẫn người kinh doanh từ thực tế một thời gian dài DN trong nước “buông lửng” thị trường nông thôn là: không biết và chẳng quan tâm thế nào là hàng Việt - quen xài hàng giá rẻ - chấp nhận một cách vô tư hàng giả, nhái và hàng Tàu

Kinh nghiệm vàng
Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn do BSA cùng với các DN Việt Nam thực hiện từ tháng 3/2009 cho đến ngày 25/7/2010; kết thúc phiên chợ thứ 46 tại tỉnh thứ 18 trên cả nước (miền Nam: An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Kiên Giang; miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Nông; miền Bắc: Bắc Giang, Thái Bình, Hòa Bình, Lạng Sơn).
Từ hình thức ban đầu chỉ có bán hàng, sau đó đã hình thành dần mô hình đầy đủ với 8 loại hình hoạt động cho mỗi phiên chợ kéo dài 2 ngày ở từng huyện. Đó là: truyền thông cho chuyến bán hàng (bằng xe loa lưu động, băng rôn, quảng cáo truyền hình, tờ rơi…); bán hàng với ưu đãi và có tư vấn tiêu dùng; khám bệnh phát thuốc cho dân địa phương; tặng quà khuyến học cho học sinh nghèo; huấn luyện kỹ năng cho người bán lẻ; tư vấn kỹ thuật nông nghiệp; biểu diễn văn nghệ hàng đêm; cung cấp thông tin về thị trường bán lẻ cho địa phương và cho DN.
Qua các chuyến đưa hàng về nông thôn cho thấy, người tiêu dùng nông thôn có nhu cầu tiêu dùng hàng Việt và sẵn sàng ủng hộ chủ trương ưu tiên dùng hàng Việt, với điều kiện hàng có mức giá phải chăng và dễ mua. Tuy vậy, số đông DN vẫn còn ngần ngại trong việc đưa hàng về nông thôn. Bài toán chi phí và tính chuyên nghiệp đang thực sự làm đau đầu các DN Việt Nam.
Qua các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn, chúng tôi xin chia sẻ: Đúc kết ban đầu từ những Cty đang được xem là thành công trong khai thác thị trường nông thôn là do: hàng có chất lượng ổn định, giá bán phải chăng, đa số có quảng cáo trên tivi thường xuyên, có mạng lưới phân phối rộng khắp và có sự giám sát, chăm sóc và hỗ trợ thương mại tốt.
Đồng thời, muốn bán được hàng cho nông dân thì phải giúp họ nâng cao đời sống, tiêu thụ được nông sản để họ có khả năng mua hàng tiêu dùng. Đưa hàng công nghệ phẩm về nông thôn cần nỗ lực, bền bỉ; về lâu dài, cần những thay đổi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đời sống và tiêu dùng nông thôn như cầu, đường nội xã, huyện, nước sạch, điều kiện học hành, chữa bệnh…
Nhà nước cần hỗ trợ cho DN nhiều hơn, căn cơ và dài hạn hơn để họ nhanh chóng thay đổi giải pháp chiến thuật “giật gấu vá vai” để sang theo đuổi chiến lược lâu dài, ổn định.
Hy vọng những “bài học dọc đường này” sẽ được DN coi là “vốn giắt lưng” để tiếp tục hành trình đưa hàng Việt về với thị trường nông thôn nhiều hơn nữa.
PVKT

Đọc thêm