Hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sự gia tăng hành vi tiêu cực của trẻ khi phải chịu nhiều áp lực cuộc sống và học tập đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc cần phải quan tâm đến các em theo một hướng tích cực hơn
Hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ

Theo một thống kê đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, tỉ lệ sàng lọc trầm cảm ở vị thành niên là 26%, rối loạn âu lo là 38%. Con số này thật sự đáng lưu tâm, đặc biệt là các vị phụ huynh có con đang ở tuổi được coi là dấu mốc quan trọng ảnh hưởng đến tính cách khi trưởng thành.

Những áp lực vô hình đến từ gia đình và xã hội đã dẫn đến hàng loạt những vụ việc đáng thương tâm trong thời gian gần đây.

Đối với các em đang trong độ tuổi dậy thì, bắt đầu có những nhận thức sâu hơn về cuộc sống, các em rất nhạy cảm với những yếu tố tác động bên ngoài.

Những mâu thuẫn trong cuộc sống với gia đình, bạn bè, xã hội nhưng không được chia sẻ có thể khiến các em dễ cảm thấy bế tắc và chọn những cách giải quyết tiêu cực nhất. Trong nhiều lời tâm sự của các em, có những suy nghĩ khiến người nghe thật sự thấy giật mình, lo lắng.

Đứng trước một thực trạng đáng lo ngại như hiện nay thì đâu sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ cho tâm lý trẻ?

Gia đình phải là điểm tựa

Chắc hẳn rằng bất kì cha mẹ nào cũng yêu thương con vô điều kiện nhưng việc làm sao để yêu thương con đúng cách thì chưa chắc là ai cũng biết. Bởi vậy mà từ lâu chúng ta thấy rất nhiều phụ huynh ít quan tâm đúng mức đến chỉ số cảm xúc của con trẻ.

Theo Thạc sĩ Trần Đình Dũng, chuyên viên tư vấn tâm lý giáo dục gia đình, thói quen chia sẻ cảm xúc rất cần cho con trẻ và bên cạnh IQ thì EQ là một trong những cơ sở quan trọng để nhận định về thành công, chất lượng mối quan hệ, hạnh phúc chung trong tương lai.

Trong mối quan hệ gần gũi nhất là gia đình, cha mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc của con nhiều hơn, dành thời gian chia sẻ từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống,tôn trọng những ý kiến của con, cho con khoảng không gian riêng để tự phá triển. Các bậc cha mẹ cần tránh gây cho con những áp lực, tạo dưng sự thoải mái cho con, khuyến khích con bày tỏ cảm xúc thực của mình. Đặc biệt là tuyệt đối không xem nhẹ cảm xúc bất thường của con.

Nhà trường cần đồng hành, chia sẻ

Nhà trường và thầy cô cũng cần xây dựng và tổ chức các buổi tọa đàm chia sẻ về tâm lý học đường,hoặc mở thêm phòng tư vấn tâm lý, tránh gây cho các em học sinh áp lực về điểm số. Tạo dựng không gian học tập, phát triển lành mạnh và tích cực cho trẻ em. Nhà trường hãy cùng phối hợp với gia đình hỗ trợ, quan tâm tới các em, không để những xúc cảm tiêu cực có thể dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc.

Một xã hội cảm thông

Mỗi người chúng ta cần có những nhận thức ,không nên áp đặt các định kiến,và hãy lan tỏa nhiều thông điệp yêu thương, lan truyền đẩy mạnh nhiều hơn tới thông điệp hãy quan tâm đến tâm lý của trẻ vị thành niên, những mầm mống tương lai của chúng ta. Bên cạnh đó, nên khuyến khích trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội, tạo dựng các thói quen lành mạnh và khoa học.

Đọc thêm