Tại đây, các em đại diện cho một nước trong khu vực Đông Nam Á và tuân theo những điều lệ của một Hội nghị thượng đỉnh ASEAN thực tế. Qua đó, mô phỏng mô hình làm việc của hội nghị ASEAN, giúp những học sinh tham gia có cơ hội trải nghiệm cũng như suy nghĩ một cách sâu sắc về những giải pháp sáng tạo, đột phá cho những vấn đề nóng trong khu vực.
Phiên họp đầu tiên, em Nguyễn Quốc Anh (12 Toán 1) và Ngô Quý Lan Anh (12 Hoá 1) Trường Hà Nội Amsterdam đại diện phiên họp mô phỏng sự quy tụ những nhà lãnh đạo từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á diễn ra vào năm 1997 để giải quyết vấn đề của Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM).
Kể từ sự thành công của cuộc đối thoại đó, ASEAN+3 ra đời với mục đích tăng cường sự hợp tác của các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các nước Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), duy trì ổn định tài chính khu vực cũng như khẳng định tầm quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề lớn của thế giới như lương thực, năng lượng và môi trường.
Em Nguyễn Quốc Anh, trong vai trò người đại diện cho nước Malaysia đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong ban hành luật thúc đẩy đầu tư xã hội vào đào tạo nâng cao nhân lực lao động và tăng cường đa dạng hóa những sản phẩm vốn bị cạnh tranh gay gắt, tiêu biểu như ngành công nghiệp cao su và cà phê....
Nguyễn Quốc Anh đã khiến bạn bè các nước không khỏi thán phục trước những lập luận sắc bén cũng như những đánh giá rõ ràng đề cao những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Phiên họp thứ hai của hội nghị lần này được mô phỏng hội nghị cấp cao Đông Nam Á. Đây là nơi đại biểu từ các nước thuộc và không thuộc ASEAN tập trungtranh luận những vấn đề các quốc gia cùng đối mặt, và đàm phán nhằm đưa ra những giải pháp hợp lý. Cơ cấu tổ chức ASEAN bao gồm các thành phần chính như Hội nghị cấp cao Đông Á, ASEAN Cộng Ba, hay Diễn đàn khu vực ASEAN...
Những đại biểu thuộc Hội nghị cấp cao Đông Á có cơ hội tranh luận hai trong số những vấn đề nhất trên thế giới hiện nay: biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng. Hội nghị bao gồm 18 quốc gia bao gồm những nước thuộc ASEAN cùng một số nước như Trung Quốc, Úc, Hoa Kì, Nhật Bản, Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên.
Phiên họp thứ hai, em Nguyễn Việt Dũng (lớp 12 Toán 1) Trường Hà Nội Amsterdam đã có cơ hội thể hiện tài tranh luận hai trong số những vấn đề nóng nhất trên thế giới hiện nay là biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng. Đồng thời kêu gọi bạn bè các nước năm châu cùng chung tay tìm ra giải pháp để cải thiện vấn đề này.
Cả hai chủ đề cũng được em Mai Nhi (lớp 12 Nga) và Nguyễn Minh Hiếu (lớp 12 Lý 1) Trường Hà Nội Amsterdam đồng tình nêu bật quan điểm đây là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt trong thời gian gần đây. Hiện tượng thay đổi khí hậu đang mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như mực nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán...và gây hại đến Việt Nam – một đất nước với nền nông nghiệp mang vai trò quan trọng. Việc cải thiện hiệu suất năng lượng, đặc biệt là năng lượng khí, thủy điện, năng lượng than, cũng là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam.
Em Chu Phúc Hưng (lớp 12 Tin) Trường Hà Nội Amsterdam đã liên tiếp gây ấn tượng với bạn bè quốc tế khi liên tiếp đưa ra các giải pháp tối ưu cho việc bảo vệ an toàn năng lượng cho khói ASEAN.
Với phiên họp thứ 3 mô phỏng Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum) bao gồm 27 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương. Vấn đề này được các em Đậu Trang (lớp 12 Anh 1), Vũ Đức Anh (lớp 12 Lý 1) Trường Hà Nội Amsterdam và Quang Anh (trường Quốc tế Nga) được vinh dự đại diện các nước trong khu vực để thể hiện quan điểm của mình.
Em Quang Anh đã gây ấn tượng với bạn bè quốc tế bằng những lập luận sắc bén của mình để bảo vệ chủ quyền biển Đông của Việt Nam./.