Hội thảo khoa học: Ninh Bình 30 năm đổi mới, sáng tạo và phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sáng ngày 18/3/2022, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo Khoa học “Ninh Bình - 30 năm đổi mới, sáng tạo và phát triển”.

Đây là hoạt động thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Kỷ niệm “200 năm danh xưng Ninh Bình và 30 năm tái lập tỉnh”.

Hội thảo là diễn đàn để các cấp, các ngành, cùng với các nhà khoa học nhìn lại những chặng đường lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Ninh Bình, để tự hào về các giá trị văn hóa, truyền thống cách mạng, về những chặng đường lịch sử vẻ vang và lịch sử xây dựng và phát triển của Ninh Bình nói riêng.

Bà Đinh Thị Thúy Ngần - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

Bà Đinh Thị Thúy Ngần - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

Tham dự Hội thảo có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, ông Trần Hồng Quảng - Chủ tịch HĐND tỉnh, ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở ban, ngành, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình chủ trì hội thảo khoa học.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình chủ trì hội thảo khoa học.

Tại Hội thảo, ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình - đã trình bày báo cáo đề dẫn, chi tiết về những kết quả đạt được và sự thay đổi sau 30 năm tái lập tỉnh. Theo đó, trong suốt tiến trình lịch sử, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã phát huy truyền thống đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình - báo cáo đề dẫn hội thảo.

Ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình - báo cáo đề dẫn hội thảo.

Quy mô nền kinh tế của tỉnh không ngừng mở rộng, đến hết năm 2021, GRDP của tỉnh đạt trên 72 nghìn tỷ đồng, gấp 105 lần so với năm 1992. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; hình thành được một số ngành, sản phẩm chủ lực có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. Trong phát triển du lịch đã nhận diện được tiềm năng, thế mạnh riêng có và từng bước xây dựng cơ chế chính sách riêng.

Bên cạnh những thành tựu vượt bậc về kinh tế, lĩnh vực an sinh xã hội của tỉnh cũng đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Thu ngân sách đạt kết quả nổi bật, năm 2021, thu ngân sách nhà nước đứng thứ 14 trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước. Dự toán năm 2022, là năm đầu tiên Ninh Bình tự cân đối ngân sách.

Tất cả những kết quả trên là minh chứng rõ nét cho sự sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, cùng nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Các đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.

Các đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo.

Hội thảo đã nhận được 14 tham luận của các đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu từ Trung ương, đại diện các sở, ban, ngành, lãnh đạo các đơn vị hành chính, hiệp hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các tham luận tập trung phân tích, nhận diện và đánh giá tiềm năng, lợi thế riêng nổi bật của Ninh Bình trên các lĩnh vực; cùng những nhận định mang tính khách quan, khoa học về định hướng phát triển, những hạn chế và bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, tiếp tục đề xuất những quyết sách quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền nhằm phát triển toàn diện các ngành lĩnh vực của tỉnh; thu hút đầu tư để tạo đà xây dựng tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập, phát triển.

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình - trân trọng cảm ơn và đánh giá cao tâm huyết, trí tuệ, sự dày công nghiên cứu của các đại biểu qua các tham luận tại hội thảo. Các tham luận, ý kiến tại Hội thảo sẽ là nguồn tài liệu quý, mang tính gợi mở những giải pháp quan trọng, nâng cao lợi thế, vai trò của Ninh Bình trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng KHCN, chuyển đổi số nhiều lĩnh vực.

Đọc thêm