Hơn 100 tháng tù cho 5 nguyên cán bộ thị xã Điện Bàn, Quảng Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  TAND tỉnh Quảng Nam đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Đãi 30 tháng tù, Lê Tự Trung 30 tháng tú, Trần Việt Hùng 30 tháng tù và Đinh Hùng Liên 24 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” và bị cáo Lê Thương 12 tháng tù treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo đó, từ ngày 29/10 đến ngày 1/11, TAND tỉnh Quảng Nam đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối 5 bị cáo là nguyên cán bộ nguyên cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) Điện Bàn, cán bộ Phòng TN&MT thị xã Điện Bàn, cán bộ phường Điện Dương về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cụ thể, 5 bị cáo bao gồm: bị cáo Nguyễn Ngọc Đãi, (47 tuổi), nguyên cán bộ TTPTQĐ Điện Bàn, Lê Tự Trung (52 tuổi), nguyên cán bộ TTPTQĐ Điện Bàn, Trần Việt Hùng (42 tuổi), nguyên cán bộ Phòng TN&MT thị xã Điện Bàn, Đinh Hùng Liên (55 tuổi), nguyên cán bộ UBND phường Điện Dương về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”. Còn bị cáo Lê Thương (63 tuổi), trú thị xã Điện Bàn, nguyên Giám đốc TTPTQĐ Điện Bàn về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

TAND tỉnh Quảng Nam đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối 5 bị cáo là nguyên cán bộ nguyên cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) Điện Bàn, cán bộ Phòng TN&MT thị xã Điện Bàn, cán bộ phường Điện Dương

TAND tỉnh Quảng Nam đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối 5 bị cáo là nguyên cán bộ nguyên cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) Điện Bàn, cán bộ Phòng TN&MT thị xã Điện Bàn, cán bộ phường Điện Dương

Theo bản cáo trạng, ngày 3/11/2015, tại nhà văn hóa khối phố Hà My Đông B, phường Điện Dương, TTPTQĐ thị xã Điện Bàn tổ chức cuộc họp thông qua Thông báo thu hồi đất của UBND thị xã Điện Bàn, thành phần tham dự gồm có: TTPTQĐ Điện Bàn (các ông Lê Thương, Lê Tự Trung, Nguyễn Ngọc Đãi), UBND phường Điện Dương (ông Đinh Hùng Liên, Chủ tịch cùng một số cán bộ phường và khối phố);… và các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Tại cuộc họp đã thống nhất sử dụng biên bản kiểm kê đã lập năm 2010 (thời điểm Công ty Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư) để lập phương án, bồi thường, GPMT dự án và kiểm kê bổ sung về nhà cửa, vật kiến trúc và cây cối hoa màu phát sinh (nếu có) để lập phương án bồi thường. Biên bản đã được lập và có các thành phần tham gia ký xác nhận, đóng dấu vào biên bản đó.

Trong quá trình kiểm kê tài sản, ông Đãi, Trung đã yêu cầu các chủ trại nuôi tôm cung cấp hợp đồng thuê đất để làm căn cứ pháp lý cho việc lập phương án bồi thường.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, hầu hết các trại nuôi tôm cũ đã có hợp đồng thuê đất trước đó nhiều năm nhưng đã hết thời hạn thuê, vì vậy, để đảm bảo thủ tục pháp lý, các chủ hộ của trại nuôi tôm cũ đã tới UBND phường Điện Dương xin ký gia hạn hợp đồng cũ để đảm bảo thủ tục hồ sơ được bồi thường và được ông Liên thống nhất và giao cho Nguyễn Thị Năm, cán bộ thủ quỹ UBND phường Điện Dương, soạn thảo hợp đồng gia hạn thời gian thuê đất trình ông Liên Ký, đồng thời giao cho bà Năm thực hiện việc thu hồi tiền nợ thuê mặt bằng, nợ tiền điện chủ từ các chủ trại nuôi tôm đó.

Riêng đối với trại tôm xây mới của ông Văn Đức Thắng (mã số 4, là con ông Văn Đức Liễu) và trại tôm xây mới của ông Lê Thanh Sáu (mã số 20) không có hợp đồng cho thuê mặt bằng của UBND phường tại thời điểm tổ kiểm kê yêu cầu nên ông Liễu và ông Sáu đã tới UBND phường xin ký hợp đồng thuê đất và được ông Liên đồng ý.

Tại thời điểm trước khi ký 2 hợp đồng trên, ông Liên không chỉ đạo cho công chức địa chính kiểm tra hiện trạng, trích lục sơ đồ diện tích đất cho thuê trước khi ký hợp đồng thuê mà lại chỉ đạo cho bà Năm soạn hợp đồng cho thuê mặt bằng số 51b ngày 20/12/2015 và số 52b ngày 21/12/2015 để ông Liên ký.

Đến khi tổ kiểm kê tiến hành kiểm kê và lập biên bản kiểm kê đất đai và tài sản trên đất để làm cơ sở lập phương án bồi thường liên quan đến 2 trại tôm xây mới mã số 4 và 20, trong biên bản có thể hiện nội dung, giấy tờ về đất đai: “Hồ tôm làm trên đất thuê của UBND phường”.

Qua xác minh, ông Liễu trình bày ông mở rộng xây dựng trại tôm (mã số 1) vào năm 2012, ông Sáu trình bay ông xây dựng trại tôm vào đầu năm 2015.

Theo đó, để hợp thức nguồn gốc đất xây dựng, ông Sáu và ông Liễu đã đến UBND phường Điện Dương gặp ông Liên để ký hợp đồng thuê đất như đã nêu. Như vậy, nguồn gốc đất của 2 trại tôm trên là đất do UBND phường Điện Dương quản lý, cho thuê thông qua hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên, hợp đồng được ký mới hoàn toàn có hiệu lực sau thông báo thu hồi đất.

Ngoài 2 trại nuôi tôm trên thì vào năm 2014, khi thấy dự án được thông báo triển khai từ năm 2010 nhưng không được thực hiện nên bà Phan Thị Hoài Tâm xin thuê diện tích đất giáp với trại nuôi tôm của ông Phan Hồng Tư để xây dựng trại nuôi tôm và được UBND phường Điện Dương đồng ý ký hợp đồng cho thuê đất số 21b ngày 21/7/2014. Thế nhưng, thời điểm lập phương án bồi thường, ông Đãi và Trung không thực hiện thủ tục xin ý kiến của UBND thị xã Điện Bàn theo quy định mà áp bối thường trại tôm của bà Tâm với mức bồi thường 100%.

Theo phương án bồi thường do ông Đãi lập và ông Trung ký xác nhận thì kinh bồi thường đợt 1 (gồm nhà cửa, đất đai, vật kiến trúc và các trại nuôi tôm) là hơn 26 tỷ đồng, trong đó giá trị bồi thường trại tôm ông Liễu là hơn 864 triệu đồng, trại tôm của ông Sáu là hơn 198 triệu đồng và trại tôm của bà Tâm là hơn 697 triệu đồng. Tổng số tiền 3 trại tôm của hộ này đã đền bù là hơn 1,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi đối với trại tôm của bà Tâm, ngày 23/8/2019, Công an tỉnh Quảng Nam có văn bản đề nghị UBND thị xã Điện Bàn xác định lại đền bù, hỗ trợ.

Với ý kiến thống nhất trên của UBND thị xã Điện Bàn thì trại tôm của bà Tâm chỉ được bồi thường 60%, tương đương số tiền hơn 418 triệu đồng, còn lại 40% tương đường số tiền hơn 278 triệu đồng là bà Tâm không được đền bù. Như vậy số tiền thiệt hại do áp giá bồi thường trái quy định của nhà nước đối với 3 trại tôm trên là hơn 1,3 tỷ đồng.

Sau khi xem hành vi các bị cáo trên, HĐXX TAND tỉnh Quảng Nam đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Đãi 30 tháng tù, Lê Tự Trung 30 tháng tú, Trần Việt Hùng 30 tháng tù và Đinh Hùng Liên 24 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”. Và bị cáo Lê Thương 12 tháng tù treo về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngoài ra, TAND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các bị cáo Đãi, Trung và Hùng, mỗi người nộp khắc phục hậu quả số tiền hơn 117 triệu đồng, bị cáo Liên 80 triệu đồng và bị cáo Thương 50 triệu đồng.

Đọc thêm