Nơi thực hiện hủy nổ là khu vực bãi hủy nổ tập trung của dự án, những vật liệu nổ được hủy nổ đều là loại có sức công phá lớn trong đó gồm lựu đạn 40mm với số lượng lên đến 876 quả, kíp pháo 356 kíp, cùng các vật liệu khác gồm đạn pháo các loại, lựu đạn, đạn cối, motor rocket…
Vật liệu nổ đều được xử lý |
Toàn bộ vật liệu nổ trên, sau khi kiểm tra phân loại đã được tiến hành tiêu hủy theo đúng quy trình, thủ tục nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Anh Trần Văn Quê (Chuyên xử lý đa nhiệm vụ MAG) cho biết: “Số đạn lớn nên phải phân ra nhiều lần hủy nổ kéo dài trong 4 ngày do các loại kíp nhiều nếu nổ cùng một lúc quá nhiều thì phá hủy không hết được các vật liệu nổ, ảnh hưởng tới người dân vì gây ra chấn động lớn”.
Quảng Trị là địa phương có diện tích đất cũng như mật độ ô nhiễm bom mìn lớn nhất cả nước. Việc tìm kiếm, tiêu hủy những vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh đã góp phần không nhỏ trong việc giải phóng nhiều diện tích đất đai khỏi tình trạng ô nhiễm bom mìn, làm giảm thiểu nhiều tai nạn đáng tiếc do bom mìn gây ra.
Tổ xử lý chấp hành quy trình, thủ tục nghiêm ngặt, bảo đảm an toàn tuyệt đối |
Số bom đạn còn găm lại sau chiến tranh tại Việt Nam ước tính 800.000 tấn. Tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu hecta (chiếm gần 19% tổng diện tích của cả nước).
Năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40.000 người chết, 60.000 người bị thương, phần lớn họ là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm và có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, hoặc tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hóa học.
Clip hủy nổ bom mìn ở Quảng Trị