Khai trương Bảo tàng báo chí Việt Nam nơi lưu giữ lịch sử nghề báo

(PLVN) -Sáng ngày 19/6, Hội nhà báo Việt Nam đã tổ chức lễ khai trương Bảo tàng báo chí Việt Nam, trưng bày các hiện vật và tư liệu của nền báo chí nước ta qua các giai đoạn phát triển.
Khai trương Bảo tàng báo chí Việt Nam nơi lưu giữ lịch sử nghề báo

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, bộ ngành đã tới dự lễ khai trương.

Đến thăm quan bảo tàng trong buổi sáng nay còn có sự góp mặt của đông đảo các nhà báo lão thành, những người đi cùng với sự phát triển của báo chí nước nhà trong các giai đoạn lịch sử.

Nhà báo Hà Đăng

Nhà báo Hà Đăng

Khai trương Bảo tàng báo chí Việt Nam nơi lưu giữ lịch sử nghề báo  ảnh 2

Nhà báo Lê Quốc Trung , Nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam.

Bảo tàng đã sưu tầm được trên 20 nghìn hiện vật, tài liệu, trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày.

Nội dung trưng bày tại Bảo tàng bao gồm 5 phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975, Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Thời kỳ đầu tiên.
Thời kỳ đầu tiên. 
Giai đoạn 1925-1945.
 Giai đoạn 1925-1945.
Thời kỳ 1945-1954.
Thời kỳ 1945-1954. 
Giai đoạn 1975-nay.
 Giai đoạn 1975-nay.

Các không gian trưng bày được bố trí khai thác triệt để trên các diện trưng bày khác nhau như: Trưng bày bằng giải pháp đồ hoạ trên đai vách; bằng hiện vật, tư liệu gốc và phục chế trong tủ, bục, giá, kệ, trục quay…; thông qua các giải pháp công nghệ phát thanh- truyền hình- số hoá ... để phục vụ tối đa nhu cầu công chúng đến với Bảo tàng. 

Công cụ hỗ trợ sản xuất báo chí thời cách mạng
Công cụ hỗ trợ sản xuất báo chí thời cách mạng 
Hiện vật được trưng bày tại bảo tàng
Hiện vật được trưng bày tại bảo tàng 
Tờ Trúc Nghiệp dân báo được trưng bày
 Tờ Trúc Nghiệp dân báo được trưng bày

Ngoài trưng bày trên vách bằng đồ hoạ các tư liệu; Bảo tàng còn trưng bày trên tủ kính  với hệ thống màn hình chiếu phim. Bảo tàng đã xây dựng 26 bộ phim về tiến trình lịch sử báo chí, các nhà báo cách mạng… Đặc biệt hệ thống màn hình tra cứu số hoá trải dài tại không gian trưng bày; có phòng tra cứu cho người muốn tra cứu hiện vật, tư liệu bản gốc.

Màn hình chiếu phim hiện đại
 Màn hình chiếu phim hiện đại

Bà Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng báo chí Việt Nam, cho biết: “ Bảo tàng là để tôn vinh những đóng góp của thế hệ nhà báo,sau nữa là có tính chất quảng bá bề những thành tựu báo chí đã đạt được, cũng như có tính chất giáo dục tuyên truyền đối với thế hệ nhà báo trẻ hiện nay”.

Giám đốc Bảo tàng Việt Nam Trần Kim Hoa
Giám đốc Bảo tàng Việt Nam Trần Kim Hoa
Rất đông khách tham quan đã đến và thăm quan Bảo tàng .
Rất đông khách tham quan đã đến và thăm quan Bảo tàng .
 

Ngay hôm khai trương cũng có nhiều khách đến tham quan bảo tàng, trong đó có các bạn trẻ. Nguyễn Lan - sinh viên năm thứ 3, học viện Báo chí Tuyên truyền - chia sẻ: “ Là một người đang theo học ngành báo chí, tôi thấy bảo tàng báo chí rất có ý nghĩa đối với bản thân. Tôi cũng thấy rất tự hào về lịch sử của nền báo chí, cảm thấy cần biết trân trọng hơn những cống hiến của các thế hệ đi trước và mong muốn có thể cống hiến nhiều hơn cho báo chí nước nhà”.

Đọc thêm