Khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp thời kỳ hậu Covid-19

(PLVN) - Thay đổi nhưng chưa kịp thích ứng, các doanh nghiệp trong nước đang gặp vô vàn khó khăn khi tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn đang còn nhiều bất ổn.

Chuỗi cung ứng chưa thể phục hồi hoàn toàn

Đại dịch Covid-19 kéo dài hơn 2 năm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp. Nguồn nguyên liệu, nguồn lao động sau mùa dịch vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Đặc biệt, Trung Quốc – đối tác xuất nhập khẩu lớn nhất của nước ta vẫn đang thực hiện chính sách “Zero Covid” khiến các doanh nghiệp “lao đao” mỗi lần nước bạn cấm biên, phong tỏa.

Tình hình nhập khẩu hàng hóa bằng đường bay hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Bà Vũ Thị Ngọc CEO Bstrong – công ty chuyên về thiết bị công nghiệp chia sẻ: “Bstrong là đơn vị phân phối độc quyền sản phẩm giảm chấn, giảm rung Rosta của Thuỵ Sỹ tại thị trường Việt Nam. Do các lệnh trừng phạt bay và khan hiếm nguồn nguyên liệu đầu vào nên chúng tôi đối mặt với vấn đề chuỗi cung ứng bị chậm trễ, các đơn hàng rơi vào tình trạng không xác định được thời gian nhận hàng”.

Ông Lê Hải Đăng, giám đốc vận hành của công ty Khuê Giang cũng chia sẻ tình trạng khó khăn vì vấn đề tương tự. Các sản phẩm của Khuê Giang sử dụng Metaline là nguyên liệu chính để phủ phễu rung cấp phôi tự động cho các máy bowl feeder (phễu rung). Hàng hoá có thời hạn sử dụng mà thời gian vận chuyện và phương thức vận chuyển tốn nhiều thời gian và chi phí hơn trước.

Chi phí sản xuất tăng cao đột biến

Tình hình kinh tế chính trị trên thế giới liên tục bất ổn, chiến tranh Nga – Ucraina đã đẩy giá dầu lên cao kỷ lục, khiến chi phí sản xuất, vận chuyển của các doanh nghiệp cũng tăng cao đột biến. Mặt khác, đại dịch kéo dài khiến thu nhập giảm, người dân thắt chặt chi tiêu hơn trước, các doanh nghiệp lại phải tăng thêm chi phí quảng cáo để kích cầu tiêu dùng.

Hàng giả, hàng nhái – Câu chuyện chưa có hồi kết

Hàng giả, hàng nhái luôn là vấn đề nan giải của thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa phải lo kinh doanh sản xuất vừa phải căng mình đấu tranh trên mặt trận hàng giả, hàng nhái, khó khăn chồng chất khó khăn.

Câu chuyện của thương hiệu Ultty là một ví dụ điển hình. Gia Dụng EUS là công ty phân phối độc quyền thương hiệu Ultty tại thị trường Việt Nam, được nhiều người tiêu dùng biết đến với dòng sản phẩm nổi bật là quạt tháp lọc không khí, quạt tháp 2 chiều… Nhưng trong thời gian gần đây đã xuất hiện tràn lan hàng giả, hàng nhái được bày bán ngay trong các siêu thị điện máy có tiếng.

sản phẩm quạt lọc không khí U ULTTY CR021 được công ty TNHH TMDV XNK EUS Việt Nam phân phối độc quyền theo hệ thống đại lý toàn quốc đang phải đối mặt với hiện tượng có hàng giả có mã CR021U với chất lượng kém xa so với hàng chính hãng cũng đang được bày bán trà trộn. Chính vì vậy, nhiều khách hàng mua nhầm phải hàng nhái đã đánh giá không tốt sản phẩm, làm thương hiệu mất uy tín trầm trọng

Quạt lọc không khí Ultty SKJ-CR021 hàng giả hàng nhái được bày bán công khai tại một siêu thị điện máy tại Hà Nội trên đường Giảng Võ với tên gọi CR021U

Không chỉ có vậy, nhiều cá nhân, tổ chức bán hàng online trên mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử cũng “treo đầu dê, bán thịt chó”. Sử dụng hình ảnh từ thương hiệu chính hãng để tạo lòng tin cho người mua hàng, mập mờ thông tin hay tự nhận là bán hàng xách tay để trà trộn bán hàng giả hàng nhái.

Hàng loạt các fanpage tự nhận hàng gia dụng Đức, sử dụng hình ảnh từ thương hiệu Ultty chính hãng để bán hàng giả, hàng nhái

Buôn bán hàng giả, hàng nhái là hành vi lừa dối người tiêu dùng, vi phạm pháp luật vào điều 192.Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, có thể bị phạt từ 100.000.000 VNĐ đến 1.000.000.000 VNĐ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, cần được lên án và tẩy chay mạnh mẽ. Xây dựng và phát triển doanh nghiệp là câu chuyện dài. Nhiều khó khăn, nhiều thách thức thì thành công mới trở nên rực rỡ. Tuy nhiên, trên con đường ấy, các doanh nghiệp rất cần sự chung tay ủng hộ của nhà nước và người tiêu dùng.

Đọc thêm