Khủng hoảng về phương hướng xử lý rác thải nhựa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa luôn là một bài toán khó đối với tất cả các quốc gia . Việc tìm ra những cách thức hợp lý và hiệu quả đang là rất cấp thiết cho sự an toàn của mọi sinh vật sống trên trái đất.
Khủng hoảng về phương hướng xử lý rác thải nhựa

Từ lâu, rác thải nhựa đã trở thành một loại hàng hóa được mua bán trên khắp thế giới. Mỹ, Nhật, Đức, Úc là những nơi sản sinh ra nhiều loại rác thải rắn nhất. Họ đã tìm cách để tống khứ khỏi đất nước mình bằng cách bán lại cho các nước phát triển kém hơn.

Trong khi đó, các nước đang phát triển lại nhìn thấy nguồn lợi tìm loại rác thải này. Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á quyết định nhập khẩu rác với hy vọng có thể thu được lợi nhuận từ việc tái chế và sử dụng chúng.

Tuy nhiên, ngành xuất-nhập khẩu rác thải bắt đầu khủng hoảng từ năm 2018. Từ "bãi phế liệu" của thế giới, Trung Quốc quyết định đoạn tuyệt với ngành nhập khẩu rác vào tháng 1 năm 2021. Vậy, mấy triệu tấn rác ứ tắc ở các nước đứng đầu thế giới sẽ đi về đâu.

Tại "miền đất hứa" khác, Đông Nam Á cũng đang dần xiết chặt nhập khẩu vì chúng rất nguy hại. Các nước cũng sẵn sàng trả lại những container rác thải rắn không đúng tiêu chuẩn và quy định.

Vì rác không tự sinh ra và cũng không thể tự mất đi. Chúng chỉ chuyển từ nơi này cho đến nơi khác. Khi ngành xuất-nhập khẩu rác thuận lợi, rác thải được luân chuyển nhiều nơi. Khi ngành này bất ổn, rác sẽ bị ứ đọng lại và cần tìm nơi tẩu tán.

Rõ ràng ngành xuất-nhập khẩu rác thải nhựa lúc này không còn là giải pháp hiệu quả nhất cho cả vấn đề phát triển kinh tế lẫn bảo vệ môi trường. Nếu ngành kinh doanh đình trệ hay chấm dứt, rất có thể cuộc "khủng hoảng" rác sẽ xảy ra.

Những vấn đề trên vẫn chưa có cách giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục ngành xuất-nhập khẩu nhựa, các nước cần phải tôn trọng luật pháp và những cam kết, quy định rõ ràng. Chỉ có như vậy, cơn khủng hoảng xuất-nhập khẩu rác mới có thể chấm dứt và nối lại.

Đọc thêm