Kỷ niệm 160 năm trận công đồn Tây Dương qua áng văn bất hủ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 16/12, tại Khu tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 160 năm trận công đồn Tây Dương (16/12/1861 - 16/12/2021). Đây là trận đánh mà lần đầu tiên, hình ảnh người nông dân bước lên đài lịch sử qua áng văn bất hủ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Kỷ niệm 160 năm trận công đồn Tây Dương qua áng văn bất hủ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Đến tham dự lễ kỷ niệm có ông Trương Hòa Bình - Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Nguyễn Văn Được - Bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thanh Hải cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành và địa phương.

Cần Giuộc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa và truyền thống yêu nước, trên những chặng đường lịch sử, vùng đất này đã để lại nhiều dấu ấn riêng, trong đó trận đồn Tây Dương cách đây 160 năm vào đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16/12/1861). Từ trận đánh lưu danh thiên sử này, lần đầu tiên, hình ảnh người nông dân bước lên đài lịch sử qua áng văn bất hủ - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

Ông Phạm Tấn Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có những phát biểu ôn lại ý nghĩa lịch sử của trận công đồn Tây Dương.

Ông Phạm Tấn Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có những phát biểu ôn lại ý nghĩa lịch sử của trận công đồn Tây Dương.

Lễ kỷ niệm được UBND tỉnh Long An tổ chức trang trọng nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng và phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự cường dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Tại buổi lễ, ông Phạm Tấn Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có những phát biểu ôn lại ý nghĩa lịch sử của trận công đồn Tây Dương và sự hy sinh oanh liệt của những nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc 160 năm trước, sau khi ngọn “Hỏa hồng Nhựt Tảo” của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nhấn chìm tàu Pháp làm bừng lên khí thế đánh giặc khắp Gia Định.

Cảm kích trước tinh thần quả cảm của những người “dân ấp dân lân” trong trận đánh này, bằng ngòi bút và tâm hồn trung nghĩa, nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để truy điệu các nghĩa sĩ hy sinh trong trận đánh này. Vượt lên trên tính chất của một bài văn tế thông thường, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành một tác phẩm văn học độc đáo, là bản anh hùng ca của người nông dân Nam bộ, khích lệ cao độ tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của nhân dân ta trong hoàn cảnh bị thực dân Pháp xâm.

Các đại biểu dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Các đại biểu dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Từ trận đánh đánh lưu danh thiên sử trên nhằm tôn vinh tinh thần yêu nước của người nông dân Việt Nam, tỉnh Long An đã cho xây dựng Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc với mong muốn nơi đây trở thành điểm đến để bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lý tưởng cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Đã 160 năm trôi qua nhưng sự kiện trận công đồn Tây Dương và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc vẫn luôn đi sâu vào tâm thức của hậu thế sau này, với ý chí “nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, lớp cha trước, lớp con sau đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, đoàn kết, buộc những kẻ thù mạnh phải cúi đầu. Cũng với ý‎ chí ấy, tinh thần ấy, Cần Giuộc đã từng bước chuyển mình trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt với những triển vọng tốt đẹp trong thời kỳ phát triển và hội nhập.

Đọc thêm