Lâm Đồng hiện có hơn 500 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm trên 60% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, đất có rừng là 540.104 ha, rừng tự nhiên 455.867 ha, rừng trồng 84237 ha; đất chưa có rừng 50.538 hạ, rừng đặc dụng 84.224 ha; rừng phòng bộ 172.820 ha, rừng sản xuất 339.592 hạ, tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%.
Nhờ việc thực hiện hiểu quả các biện pháp quản lý, giám sát, công tác bảo vệ, phát triển rừng ở tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả nhất định như: Xã hội hóa công tác phát triển rừng; diện tích, chất lượng, tỷ lệ che phủ rừng tăng qua từng năm; số vụ vi phạm, diện tích, khối lượng làm sản thiệt hại giảm dần; thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc rừng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân,...
Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Kết quả đạt được chưa xứng với tiềm năng, lợi thế; tình trạng khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm, tranh chấp đất rừng còn phức tạp; tình trạng trồng cây nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương,...
Do đó, để tăng cường hiểu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, Nghị quyết nhấn mạnh việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người dùng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo quản lý đất lâm nghiệp. Đề cao trách nhiệm chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã trong việc quản lý tài nguyên rừng, đất đai, khoáng sản; tổ chức quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp,...
Cụ thể, lãnh đạo tỉnh phải đi kiểm tra rừng ít nhất 1 lần/tháng; bí thư, chủ tịch UBND các huyện, thành phố và bí thư, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn mỗi tháng ít nhất 2 lần phải đi kiểm tra rừng, dự án có rừng để nắm bắt tình hình, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và xử lý vi phạm. Hằng tuần có báo cáo về công tác quản lý bảo vệ rừng, số liệu phải được cập nhật hằng ngày.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra vai trò, trách nhiệm của tổ chức cơ sở đảng và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm trước cấp trên nếu để xảy ra phá rừng, mất rừng, cháy rừng hoặc để tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác rừng, đất lâm nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu bằng hình thức giáng chức và điều chuyển công tác đối với hạt trưởng kiểm lâm, giám đốc/thủ trưởng đơn vị quản lý rừng thuộc nhà nước khi để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp nghiêm trọng, kéo dài trên địa bàn quản lý; xử lý, đưa ra khỏi ngành những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất, bao che cho các đối tượng vi phạm...Nếu tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tiếp tay, bao che cho các đối tượng vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra, xử lý.