Làm sao để thay góc nhìn của người Việt về bảo hiểm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đã hơn 20 năm hình thành và  phát triển đó là quãng thời gian vô cùng thăng trầm với ngành bảo hiểm Việt Nam. Có thể nói, đại diện cho bộ mặt của ngành bảo hiểm đó nghề tư vấn bảo hiểm. Một trong những ngành nghề mang tính nhân văn, một  công việc nhiều giá trị và ý nghĩa nhưng lại mang nhiều thị phi, tai tiếng suốt hơn hai mươi năm nay. Có lẽ người dân chưa được hiểu một cách đúng đắn về bảo hiểm hay vì một lý do nào đó mà đã hằn sâu trong tiềm thức người dân.

“Nốt” thăng - trầm nghề bảo hiểm

Hiếm có công việc nào mà yếu tố tinh , niềm tin và quyết tâm lại quan trọng và cần thiết như nghề bảo hiểm. Đến 95% người bỏ cuộc sau chỉ vài tháng nói lên cuộc chiến trong lĩnh vực này khốc liệt như thế nào. Nhưng cũng có rất nhiều người lại thành công với nghề này tại Việt Nam. Bảo hiểm nhân thọ được Nhà Nước ban hành luật. Mà cụ thể là các công ty bảo hiểm được sự quản lý của Bộ Tài chính nhưng ngành bảo hiểm lại bị xã hội nhìn nhận sai hoặc chưa đúng; một phần cũng bởi nước ta còn tồn tại nhiều hình thức kinh doanh trá hình.

Nghề tư vấn viên bảo hiểm sẽ là hình mẫu đẹp, chuyên nghiệp trong lòng người dân - Ảnh PLVN.

Nghề tư vấn viên bảo hiểm sẽ là hình mẫu đẹp, chuyên nghiệp trong lòng người dân - Ảnh PLVN.

Bên cạnh đó, tư vấn viên bảo hiểm không có tâm vì lợi ích cá nhân mà tư vấn không đúng quyền lợi, không giải thích rõ ràng hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm khách hàng tìm đến công ty yêu cầu bồi thường quyền lợi; mới ngớ người ra vì sự kiện bảo hiểm xảy ra nằm trong danh mục loại trừ trong hợp đồng. Đó cũng lỗi thuộc về khách hàng một phần không đọc kỹ hợp đồng (đây một trong những tai hại do khách hàng tin tưởng vào người tư vấn, rồi cứ phó thác hay còn gọi là mua bảo hiểm theo kiểu niềm tin). Người tư vấn cũng không làm tròn trách nhiệm; không giúp khách hàng hiểu chi tiết điều khoản và quyền lợi trong cuốn hợp đồng. Rồi có những trường hợp khách hàng bị loại trừ chi trả vì bệnh lý có sẵn (trước khi ký hợp đồng); nhưng không khai báo thành thật, dẫn tới việc từ chối chi trả quyền lợi. Sau đó, xảy ra kiện tụng, đưa nhau lên các mạng xã hội, rồi tình thân, bạn bè xảy ra mâu thuẫn.

Đó là một trong những tai tiếng mà làm ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm cho đến ngày hôm nay. Điều đó cho thấy người dân lo sợ người tư vấn bảo hiểm như thế nào, sợ bị dụ, sợ bị lừa đảo, mua không bồi thường... Có nhiều tư vấn viên làm bảo hiểm bị người thân la, bạn bè xa lánh, có người ghét ra mặt.

Chính phủ chọn ngày 18/12 hàng năm là ngày thị trường bảo hiểm chứng tỏ rằng Nhà Nước quan tâm đến sự phát triển của nghành bảo hiểm - Ảnh PLVN .

Chính phủ chọn ngày 18/12 hàng năm là ngày thị trường bảo hiểm chứng tỏ rằng Nhà Nước quan tâm đến sự phát triển của nghành bảo hiểm - Ảnh PLVN .

Trao đổi với PLVN, anh Kiệt (Quản lý cấp cao tại công ty Bảo Hiểm Cathay Life Việt Nam tại Cần Thơ) cho biết “Tôi năm nay đã gần 05 năm làm nghề tư vấn bảo hiểm, thật sự trải qua nhiều khó khăn lắm. Nhớ lúc mới vào nghề cha mẹ không cho đi làm, nói bảo hiểm lừa gạt bộ hết nghề làm hay sao mà phải đi làm bảo hiểm. Anh biết không? Khi mới vào nghề thì mình đâu có quen biết nhiều, chủ yếu là tư vấn bảo hiểm cho bạn bè, người thân quen. Có những người bạn còn ra gặp cà phê nhưng khi nói về bảo hiểm thì sẽ không gặp được lần thứ hai. Có người, hỏi cà phê có gì hả? anh trả lời nói về bảo hiểm thì bảo thôi tao bận rồi, có người nói tại mày thân với tao mới nãy giờ ngồi nói chuyện với mày đó… Lúc đó anh cũng thấy nản lắm làm mà người thân không ủng hộ nói này nói kia, bạn bè muốn xa lánh. Nhưng bản thân mình làm thì mình biết và hiểu được cái ý nghĩa của bảo hiểm rất cần cho cuộc sống hiện nay. Chắc do người dân mình còn hằn sâu hai chữ bảo hiểm “lừa đảo”. Mặc dù biết Nhà Nước mình ban hành Luật và thay đổi Luật cho phù hợp với thời điểm hiện tại và nhiều định hướng phát triển thị trường bảo hiểm tại Việt Nam. Nhưng cái gì đó xấu thì sẽ được nhớ dai lắm – Anh cười.

Cần phải nâng cao vị thế nghề tư vấn viên bảo hiểm

Với những định hướng đúng đắn và tầm nhìn trong tương lai với những mục tiêu rõ ràng, cụ thể của Nhà Nước. Tin rằng rồi ngành bảo hiểm sẽ ngày càng phát triển và lấy lại lòng tin của người dân. Lúc này, nghề tư vấn viên bảo hiểm sẽ là hình mẫu đẹp, chuyên nghiệp trong lòng người dân. Sẽ mang lại nhiều giải pháp tài chính cho từng gia đình, cá nhân và cho toàn xã hội.

Luật bảo hiểm thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với từng thời điểm kinh tế và hội nhập - Ảnh PLVN.

Luật bảo hiểm thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với từng thời điểm kinh tế và hội nhập - Ảnh PLVN.

Để làm được điều đó, Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại ngành bảo hiểm năm 2019, được kí theo số 242/ QĐ- TTg, với nhiều định hướng và phát triển ngành bảo hiểm trong tương lai. Với mục đích, nhằm xây dựng lại Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng quản lý trên cơ sở rủi ro. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường tính chủ động và chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh, vốn, quản trị rủi ro và quản trị nhân lực. Bên cạnh đó, các quy định về hợp đồng bảo hiểm; hoàn thiện phương thức quản lý nhà nước theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường công tác hậu kiểm thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường kết nối với các cơ quan quản lý, hội nhập, hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm công khai thông tin đầy đủ, toàn diện và tương ứng một cách kịp thời nhằm giúp cho bên mua bảo hiểm và các tổ chức có liên quan hiểu rõ về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phát triển đa dạng các kênh phân phối nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo hướng chuyên nghiệp, theo kịp với sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0. Phục vụ tốt nhất bên mua bảo hiểm, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận bảo hiểm một cách dễ dàng, chuyên nghiệp nhất.

Đề án cơ cấu lại nghành bảo hiểm cho thấy rằng Chính phủ quan tâm đúng đắn với nghành bảo hiểm - Ảnh PLVN.

Đề án cơ cấu lại nghành bảo hiểm cho thấy rằng Chính phủ quan tâm đúng đắn với nghành bảo hiểm - Ảnh PLVN.

Song song đó, tăng cường vai trò và trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thị trường bảo hiểm; Nghiên cứu và hướng tới việc áp dụng khung tiêu chuẩn năng lực phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của thị trường; tăng cường công tác đào tạo cán bộ của ngành bảo hiểm. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của bảo hiểm, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đối với các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, cá nhân và toàn dân.

Đọc thêm