Lan tỏa những mẫu chuyện nhỏ, cách làm hay để học tập và làm theo

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã lan tỏa sâu rộng trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Trở thành mục tiêu, động lực phấn đấu và rèn luyện của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Nhờ thế nhiều mô hình mới, cách làm hay trong học tập và làm theo Bác, góp phần giúp cán bộ, đảng viên tự soi xét, nhìn nhận lại bản thân trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
"Quan điểm là làm từ những việc nhỏ nhất, đưa vào đời sống tinh thần của đảng viên, hiểu ngay từ những chuyện nhỏ.” ông Hải mong muốn.
"Quan điểm là làm từ những việc nhỏ nhất, đưa vào đời sống tinh thần của đảng viên, hiểu ngay từ những chuyện nhỏ.” ông Hải mong muốn.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, tại huyện Lệ Thủy đã có những cách làm sát với thực tế từ việc kể những câu chuyện nhỏ về Bác Hồ trong các buổi sinh hoạt chi bộ. Hình thức học tập này khá hay và dễ hiểu, qua đó, giúp cán bộ, đảng viên tự soi xét, nhìn nhận lại bản thân ngày một hoàn thiện hơn.

Cụ thể tại Đảng bộ Trường THPT Hoàng Hoa Thám, huyện Lệ Thủy là một ví dụ: Mở đầu buổi sinh hoạt, các Đảng viên kể những mẫu chuyện nhỏ về Bác Hồ trong các buổi sinh hoạt Đảng định kỳ để học tập, làm theo. Cô giáo Nguyễn Thị Thương, chi bộ 4, Đảng bộ Trường THPT Hoàng Hoa Thám cho biết; trước mỗi buổi sinh hoạt, các đảng viên thường chuẩn bị vài câu chuyện hay, ý nghĩa về Bác Hồ để chia sẻ, kể với đảng viên trong chi bộ cùng nghe. Với những câu chuyện "Nước nóng nước lạnh", "Thời gian quý báu lắm", "Bát cháo chia ba", "Chiếc áo ấm", “Đôi bàn tay”.... đã được lồng ghép vào nội dung, nhờ thế các buổi sinh hoạt chi bộ sổi nổi hẳn.

Một buổi sinh hoạt của Đảng bộ Trường THPT Hoàng Hoa Thám.

Một buổi sinh hoạt của Đảng bộ Trường THPT Hoàng Hoa Thám.

Từ những câu chuyện về Bác Hồ, giúp các đảng viên rút ra được nhiều bài học, đó là sự tận tụy trong công việc, biết tiết kiệm, giữ chữ tín, quý trọng thời gian, quan tâm, chia sẻ với đồng nghiệp, những người xung quanh khi họ gặp phải. Không chỉ từ các buổi sinh hoạt chi bộ mà những câu chuyện hay về Bác cũng được thầy, cô giáo chọn để kể cho các em học sinh tại các buổi sinh hoạt lớp, ngoại khóa, Cô giáo Thương chia sẻ thêm.

Cũng theo lời Cô Thương, trước mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, chúng tôi thường sưu tầm những cuốn sách hay, mẫu chuyện nhỏ về chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua những câu chuyện về Bác, chúng tôi cũng rút ra những bài học cho mình, để từ đó rút ra những bài học trong cuộc sống, xã hội cho đến công việc của mình. Bác từng dạy “Làm việc gì cũng phải có cái tâm và yêu nghề thì chúng ta mới thành công được”. Đối với người giáo viên thì càng phải xem trọng cái “tâm” ấy. Thực tế cho thấy, chỉ khi nào mình đối xử với học sinh thật lòng, yêu thương, quan tâm và đồng hành cùng các em thì mình mới mở được cánh cửa vào thế giới của các em. Chỉ khi ấy công tác giáo dục mới đem lại hiệu quả.

Từ những câu chuyện kể về Bác Hồ, giúp các đảng viên rút ra được nhiều bài học.

Từ những câu chuyện kể về Bác Hồ, giúp các đảng viên rút ra được nhiều bài học.

Tại Đảng bộ thị trấn Nông trường Lệ Ninh, Bí thư chi bộ Tổ dân phố Liên Cơ, ông Nguyễn Thanh Hải cho biết; đặc thù của chi bộ đa số đảng viên là nông dân, người lao động nên việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị phải dễ hiểu, dể nghe, để giúp các đảng viên có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ như trong buổi sinh hoạt chi bộ, có một số đảng viên đi họp muộn thì chúng tôi chọn kể câu chuyện “Thời gian quý báu lắm”.

Khi nghe qua câu chuyện, chắc chắn các đảng viên đi muộn phải tự soi xét mình, biết quý trọng thời gian của cá nhân, tập thể và biết quý thời gian của người khác. Học tập và làm theo Bác, trước tiên, từng thành viên của cấp ủy thường xuyên noi gương Bác để tự soi lại bản thân, sửa chữa, sau đó lan tỏa trong từng cán bộ, đảng viên, ông Hải đúc rút kinh nghiệm từ các buổi sinh hoạt.

Muốn làm tốt việc kể chuyện về Bác để lan tỏa trong đời sống sinh hoạt thường ngày thì điều đầu tiên chi bộ phải lựa chọn nhiều mẫu chuyện hay về Bác Hồ.

Muốn làm tốt việc kể chuyện về Bác để lan tỏa trong đời sống sinh hoạt thường ngày thì điều đầu tiên chi bộ phải lựa chọn nhiều mẫu chuyện hay về Bác Hồ.

Trong thực tế để đảng viên làm được như Bác thì khó, vì không có sự đồng đều do có cả người nghĩ hưu và cán bộ đang công chức nên trong sinh hoạt lúc nào cũng có hai luồng suy nghĩ. Vì thế chúng tôi phải lồng ghép các mẫu chuyện làm sao để tìm được tiếng nói chung để hoàn thành rất nhiều việc như; hiến đất mở đường bê tông, xây dựng công trình thắp sáng đường quê… đến việc tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân không xây dựng các công trình trái phép trên tuyến cao tốc Bắc-Nam đi qua địa bàn thời gian gần đây, tất cả phải trên tinh thần tự nguyện.

Với Bác Hồ là một kho tàng tinh thần rất lớn, chúng tôi chỉ học từ cái nhỏ như lời nói, đón tiếp cụ già…lâu dần trở thành thói quen trong hành động và suy nghĩ của mình. Như vừa rồi tôi có được nghe một câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị phòng chống tham nhũng “Vật chất, của cải, tiền bạc chết không mang đi, nhưng uy tín, tinh thần, tình cảm của con người mãi mãi đáng trân trọng”.

“Muốn làm tốt việc kể chuyện về Bác để lan tỏa trong đời sống sinh hoạt thường ngày thì điều đầu tiên chi bộ phải lựa chọn nhiều mẫu chuyện hay về Bác, về những điển hình tiên tiến để học tập, làm theo. Trong đó cũng tập trung chỉ rõ những thói hư, tật xấu trong cán bộ, đảng viên. Quan điểm là làm từ những việc nhỏ nhất, đưa vào đời sống tinh thần của đảng viên, hiểu ngay từ những chuyện nhỏ.” Ông Hải mong muốn.

Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu trong đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên. Vì thế đưa việc 100% Chi bộ đảng trên địa bàn huyện Lệ Thủy đều triển khai việc kể những câu chuyện về Bác, gương người tốt việc tốt trong các buổi sinh hoạt chi bộ là một cách làm có tính sáng tạo, đổi mới cần nhân rộng đến nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị.

Ông Lê Vĩnh Thế, Bí thư huyện Lệ Thủy; Từ những câu chuyện về tấm gương của Bác được kể trong các buổi sinh hoạt, đã góp phần đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ cơ sở.

Ông Lê Vĩnh Thế, Bí thư huyện Lệ Thủy; Từ những câu chuyện về tấm gương của Bác được kể trong các buổi sinh hoạt, đã góp phần đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ cơ sở.

Trao đổi với PV, ông Lê Vĩnh Thế, Bí thư Huyện ủy, huyện Lệ Thủy cho biết: Từ những câu chuyện về tấm gương của Bác được kể trong các buổi sinh hoạt, đã góp phần đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ sở. Từ đó, tạo chuyển biến tích cực trong mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Những câu chuyện về Bác có sức lan tỏa mạnh mẽ, để đảng viên, nhân dân học tập, xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác, đạo đức và trong lối sống sinh hoạt hằng ngày.

Chúng tôi đưa việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp và việc thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị ở địa phương như trong xóa đói giảm nghèo, giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới…

Huyện Lệ Thủy cũng xây dựng 5 chuẩn mực gắn với tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, để các đảng bộ, chi bộ cụ thể hóa trong các chương trình hành động của mình. Luôn gắn việc làm này với trách nhiệm nêu gương, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Với mong muốn những tư tưởng, đạo đức cách mạng thành những việc làm, hành động cụ thể trong học tập, đó cũng là cách mỗi cán bộ đảng viên chung sức, chung lòng thực hiện những ý nguyện mà Bác Hồ đã gửi gắm trong từng câu chuyện nhỏ cho thế hệ hôm nay và mai sau học tập và làm theo.

Đọc thêm