Lãnh đạo xã "mù mờ" về dự án “phủ xanh nha đam đất Việt”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự án “phủ xanh nha đam đất Việt” được quảng bá mang hiệu quả kinh tế cho người nông dân, đồng thời sản phẩm được bao tiêu đầu ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên dự án đang triển khai tại Hải Dương này có rất nhiều điểm bất thường.
Một hộ dân ở xã Hồng Phong (huyện Nam Sách) đã trồng hơn 500 cây nha đam theo theo dự án "phủ xanh nha đam đất Việt" của Công ty Biobee - Việt Pháp.
Một hộ dân ở xã Hồng Phong (huyện Nam Sách) đã trồng hơn 500 cây nha đam theo theo dự án "phủ xanh nha đam đất Việt" của Công ty Biobee - Việt Pháp.

Chỉ trồng 200m2 có thể thu nhập gần 70 triệu/năm?

Hiện nay, tại Hải Dương đang rộ lên mô hình trồng cây nha đam theo dự án “phủ xanh nha đam đất Việt” do Công ty Cổ phần Biobee - Việt Pháp (trụ sở tại xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) tổ chức. Đây là mô hình rất mới, nhưng đang được triển khai rất nhanh ở một huyện trong địa bàn tỉnh Hải Dương như huyện Tứ Kỳ, Nam Sách, Cẩm Giàng…

Một cây nha đam giống từ 6-8 lá được bán với giá 50 ngàn đồng.

Một cây nha đam giống từ 6-8 lá được bán với giá 50 ngàn đồng.

Để cho bà con nông dân thấy được tính hiệu quả của cây nha đam, Công ty Biobee – Việt Pháp đã đưa ra một bản dự toán rất cụ thể.

Theo đó, nếu các nông hộ trồng 1.000 cây (trên diện tích 200m2), với giá, một bầu cây giống là 50 ngàn đồng, người nông dân sẽ phải thanh toán 37,5 triệu đồng (tương đương 75%, 25% còn Công ty sẽ trừ dần trong 2 năm).

Theo bảng dự toán, chỉ 6-7 tháng là cây nha đam bắt đầu được thu hoạch. Công ty Biobee – Việt Pháp sẽ thu mua cây con và bẹ. Theo đó, giá cây con từ 2.000đ - 3.000đ/1cây và bẹ từ 2000đ-4000đ/1kg.

Theo tính toán của Công ty, với diện tích 200 m2, trồng 1.000 cây nông hộ có thể thu nhập khoảng 67.500.000đ/năm.

Anh Trần Xuân Hòe (thôn Xuân Nẻo xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ) cho biết, sau khi được Công ty Biobee phổ biến về mô hình trồng cây nha đam không tốn nhiều công chăm sóc, trồng 1 lần thu trong nhiều năm, lại được Công ty bao tiêu đầu ra nên gia đình anh đã trồng thí điểm 200 bầu.

Anh Nguyễn Hồng Dân (xã Hồng Phong, huyện Nam Sách) phấn khởi khoe: “Tôi là một trong những người trồng cây nha đam theo mô hình của Công ty Biobee đầu tiên tại địa phương. Hiện trong xã đã có 4 hộ trồng. Tôi hi vọng cây nha đam sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Từ đó, tuyên truyền cho bà con địa phương làm theo”.

Nhà máy chưa có máy móc, thiết bị để chế biến

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện cây giống nha đam trên thị trường chỉ từ 5 – 25 ngàn/cây tùy theo giống, nếu mua nhiều số lượng lớn có thể chỉ 5.000 đồng/cây. Trong khi Công ty Biobee – Việt Pháp đang bán cho người dân với giá 50 ngàn/ cây (người dân phải trả trước 35 ngàn/ cây).

Hiện nhà máy sản xuất của Công ty Biobee - Việt Pháp chưa có máy móc, thiết bị để chế biến.

Hiện nhà máy sản xuất của Công ty Biobee - Việt Pháp chưa có máy móc, thiết bị để chế biến.

Ngoài ra, Công ty này đang tuyên truyền đến bà con nông dân là sẽ tập trung xây dựng nhà máy thạch Việt Oganic, chất tẩy rửa sinh học, mỹ phẩm. Tất cả nha đam bà con tại vùng trồng được mang về nhà máy trực tiếp sản xuất, cung ứng ra thị trường...

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế Công ty Biobee Việt Pháp mới được thành lập vào cuối năm 2020, trụ sở tại xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Hiện nhà máy sản xuất của Công ty được xây trên diện tích khoảng 500m2; chưa có máy móc, thiết bị để chế biến (chỉ có máy đóng chai từ nguyên liệu ngoại nhập).

Vườn ươm cây giống của Công ty, một cây nha đam từ 6-8 lá được bán cho người dân với giá 50 ngàn đồng.

Vườn ươm cây giống của Công ty, một cây nha đam từ 6-8 lá được bán cho người dân với giá 50 ngàn đồng.

Bên cạnh đó, Công ty Biobee - Việt Pháp đã tổ chức buổi hội thảo về mô hình trồng nha đam tại UBND xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ), đã thu hút sự tham gia của nhiều bà con nông dân và lãnh đạo đạo UBND xã.

Tuy nhiên khi được hỏi về năng lực của Công ty này, ông Trần Văn Năm – Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo cho biết, ông chỉ biết Công ty này ở huyện Bình Giang. Do chưa tới Công ty nên lãnh đạo xã cũng không biết đơn vị này đã có quy mô sản xuất ra sao. Đồng thời, ông Năm cũng thừa nhận việc tổ chức hội thảo chưa có sự thông qua của lãnh đạo Huyện.

Huyện Nam Sách cũng là một những địa phương đang phát triển mô hình trồng cây nha đam khá nhanh. Song ông Mạc Văn Tuấn, Ttrưởng phòng NN&PTNT huyện Nam Sách cho biết, ông chưa nhận được thông tin mô hình “phủ xanh nha đam đất Việt”. Ông sẽ tìm hiểu và xác minh lại thông tin cũng như tính hiệu quả kinh tế của cây nha đam theo mô hình trên, để có định hướng cho bà con sản xuất.

Phóng viên đã chuyển thông tin về dự án này đến các cơ quan chức năng của tỉnh Hải Dương. Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Đọc thêm