Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam năm 2022 đảm bảo an toàn cao nhất cho du khách và nhân dân

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 16/5, UBND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) tổ chức Họp báo thông tin về việc tổ chức Lễ hội Cấp quốc gia Vía Bà Chúa xứ Núi Sam năm 2022.

Theo đó, lễ hội sẽ được diễn ra từ 22-27/5 với nhiều hoạt động, sự kiện hấp dẫn, sôi động. Phần lễ gồm có lễ phục hiện rước tượng Bà và lễ hội đường phố; Lễ tắm bà; Lễ thỉnh sắc thần, Lễ Túc yết và Xây chầu, Lễ Chánh tế, Lễ hồi sắc. Phần hội gồm có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao như: Hội thi chọi gà nghệ thuật, Hội thi thả đèn hoa đăng, triểm lãm giao lưu ảnh nghệ thuật truyền thống; giao lưu thể dục dưỡng sinh; giải cờ tướng; tuần lễ văn hóa văn nghệ 4 dân tộc; hội thi leo núi; diễu hành Lân…

Địa phương đang hoàn thiện đề án trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Địa phương đang hoàn thiện đề án trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Châu Đốc cho biết, Lễ hội được tổ chức hướng đến đảm bảo mục tiêu an toàn cao nhất cho du khách và nhân dân. Qua lễ hội, góp phần phát huy giá trị di sản, phục hồi toàn diện kinh tế, xã hội sau dịch. Đồng thời, huy động ngày càng lớn giá trị từ cộng đồng, đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng nhân dân, du khách với những nghi thức truyền thống, các hoạt động mang đặc sắc văn hóa dân gian.

Theo ông Tuấn, hiện địa phương đang hoàn thiện đề án trình UNESCO xem xét đưa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bà Chúa Xứ Núi Sam là vị nữ thần được nhiều du khách thập phương tín ngưỡng, sùng bái.

Bà Chúa Xứ Núi Sam là vị nữ thần được nhiều du khách thập phương tín ngưỡng, sùng bái.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc (An Giang). Đây là lễ hội tâm linh lớn nhất vùng ĐBSCL, mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam Bộ. Lễ hội chứa đựng những cứ liệu sinh động về dấu ấn lịch sử thời kỳ người Việt đến vùng đất An Giang, với sự giao lưu, hội nhập về các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự cùng các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa để rồi tạo ra sự đồng thuận trong quá trình dựng nước và giữ nước, sự hài hòa trong quan hệ cộng đồng về mặt văn hóa.

Đọc thêm