Lúa sắp thu hoạch ngã đổ vì mưa gió dị thường, nông dân Quảng Bình lo mất mùa chính vụ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mưa lớn kèm theo gió mạnh trong 3 ngày qua đã làm nhiều ha lúa sắp đến ngày thu hoạch của nông dân Quảng Bình ngã đỗ, nhiều diện tích có nguy cơ mất trắng.
Tại thôn Thanh Lương, xã Quảng Xuân (Quảng Trạch) lúa đã chín đỏ cả cánh đồng, cục bộ có nơi sạp đổ gần hết ruộng.
Tại thôn Thanh Lương, xã Quảng Xuân (Quảng Trạch) lúa đã chín đỏ cả cánh đồng, cục bộ có nơi sạp đổ gần hết ruộng.

Vụ Đông-Xuân 2021-2022 được xem là vụ được mùa lớn nhất của người dân Quảng Bình. Tuy nhiên đến nay, theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có gần 1.000ha lúa bị ngã đổ, tập trung ở các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa, và Quảng Trạch...

Lúa đổ sạp tại địa bàn huyện Tuyên Hóa.

Lúa đổ sạp tại địa bàn huyện Tuyên Hóa.

Theo người dân địa phương, thời điểm này lúa bắt đầu chín, dự kiến trong khoảng 1 tuần nữa là thu hoạch xong, nhưng lúa bị ngã đỗ một diện tích khá lớn có thể sản lượng giảm đáng kể. Một số nơi cục bộ, lúa chín còn bị ngâm nước gây hư hỏng. Hiện tại thời tiết tại Quảng Bình còn diễn biến xấu và dự báo sẻ còn mưa trong những ngày tới, nên người dân hết sức lo lắng, lúa bị ngã đỗ càng để lâu thì thiệt hại càng lớn.

Tại xã Quảng Xuân, nhiều điểm lúa ngã sạp ngập úng cục bộ.

Tại xã Quảng Xuân, nhiều điểm lúa ngã sạp ngập úng cục bộ.

Nơi bị thiệt hại nặng nhất là huyện Lệ Thủy: Theo ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết; Tại đây những ngày qua không chỉ mưa lớn, còn kèm theo gió mạnh đã làm khoảng 650 ha (thống kê sơ bộ) lúa gần đến ngày thu hoạch bị ngã đỗ. Trong đó, trọng điểm tại các xã Hoa Thuỷ (150ha), Mai Tủy (90h, Xuân Thủy (67ha), Liên Thủy (50 h, Hồng Thủy (30 ha), Tân Thủy (30 ha), Sơn Thủy (30 ha). Do lúa bị ngã đỗ nhiều, nên chắc chắn sẻ ảnh hưởng đến vụ lúa tái sinh sắp tới.

Tại huyện Lệ thủy nhiều diện tích lúa ngã đỗ, chắc chắn sẻ ảnh hưởng đến năng suất mùa chính vụ.

Tại huyện Lệ thủy nhiều diện tích lúa ngã đỗ, chắc chắn sẻ ảnh hưởng đến năng suất mùa chính vụ.

Tại huyện Bố Trạch, ông Nguyễn Cẩm Long, Trưởng phòng NN&PTNT thông tin; do mưa và gió lớn trong 2 ngày (30/4, 1/5) đã làm hơn 50 ha lúa vụ Đông-Xuân trên địa bàn bị ngập và gãy, đổ, tập trung ở các địa phương: thị trấn Phong Nha, Vạn Trạch, Liên Trạch, Hưng Trạch, Lâm Trạch, Hạ Trạch…

Diện tích gãy, đổ sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ Đông-Xuân 2021-2022 của huyện Bố Trạch.

Diện tích gãy, đổ sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vụ Đông-Xuân 2021-2022 của huyện Bố Trạch.

Tại địa bàn huyện Tuyên Hóa, tình hình lúa ngã đỗ cũng “bi đát” không kém, 3 ngày qua, mưa lớn, kèm theo gió mạnh đã làm hơn 35 ha lúa gần đến ngày thu hoạch bị ngã đỗ, riêng xã Châu Hóa có đến 8 ha, những địa phương khác cũng trong tình trạng có thiệt hại. Ông Đinh Xuân Thương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tuyên Hóa cho biết thêm.

Tại địa bàn huyện Tuyên Hóa có hơn 35 ha lúa bị ngã đỗ.

Tại địa bàn huyện Tuyên Hóa có hơn 35 ha lúa bị ngã đỗ.

Tại huyện Quảng Trạch, thiệt hại do mưa trái chiều cuối tháng 4, đầu tháng 5 đã làm nhiều ha lúa đến kỳ thu hoạch cũng trong tình trạng bị ngã rạp, hư hại do chưa kịp thu hoạch thì mưa liên tục đã khiến nhiều ha lúa nguy cơ chìm trong nước.

Lúa chín rộ, bị ngã đỗ cục bộ tại địa bàn huyện Quảng Trạch.

Lúa chín rộ, bị ngã đỗ cục bộ tại địa bàn huyện Quảng Trạch.

Nhiều nông dân rơi nước mắt khi nhìn ruộng lúa tới ngày thu hoạch bị ngã đỗ, do mưa gió kéo dài. Ông Mai Thế Kỷ, thôn Thanh Lương, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch xót xa: “Lúa chín đỏ cả ruộng, ngã đỗ gần hết diện tích, nhưng không thu hoạch được do thời tiết xấu. Nếu những ngày tới mưa không tạnh, lúa ngã bị ngập bị nẩy mầm... thì xem như vụ này nhà tui mất mùa là khó tránh khỏi”.

Gần 3 sào lúa chín đỏ của ông Mai Thế Kỷ, ở Quảng Xuân (Quảng Trạch) bị sập, ngập trong nước.

Gần 3 sào lúa chín đỏ của ông Mai Thế Kỷ, ở Quảng Xuân (Quảng Trạch) bị sập, ngập trong nước.

Tại nhiều địa phương khác trong Quảng Bình, lúa sắp thu hoạch cũng rơi vào tình trạng trên. Điều đáng nói là, ngoài hàng trăm ha lúa bị ngã đỗ chắc chắn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, thì nhiều ha lúa khác đã thu hoạch xong cũng không thể phơi được và có khả năng mất trắng do bị nẩy mầm.

Nhiều diện tích lúa tại huyện Lệ Thủy bị ngã sập cục bộ.

Nhiều diện tích lúa tại huyện Lệ Thủy bị ngã sập cục bộ.

Điển hình tại gia đình chị Mai Thị Nhị, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch vừa gặt xong hơn 5 sào ruộng, chưa kịp phơi thì mưa liên tục, đành phải dồn bao chất đống hơn 3 ngày nay. Nếu để thêm ít ngày nữa, chắc chắn lúa bị nẩy mầm hết. “Lúa nẩy mầm thì làm sao ăn được, bán thì không ai mua. Chắc đành phải để cho gà hoặc xay cho heo ăn. Lúa năm nay tương đối được mùa, ai ngờ “tới miệng” rồi mà cũng bị mất”, chị Nhị than vãn.

Trong ngày 2/5, lượng mưa tại Quảng Bình đã giảm. Tuy nhiên vẫn còn mưa, bà con mong thời tiết tốt lên để ra đồng thu hoạch vì lúa đã chín rộ. Một khó khăn hiện nay là nhiều diện tích lúa bị ngã đổ khá lớn, nên giá thuê máy gặt, nhân công thu hoạch chắc chắn sẻ tăng cao, bởi gia đình nào cũng tranh thủ gặt cho ruộng lúa nhà mình trước.

Lúa tại địa bàn huyện Tuyên Hóa bị ngã, đỗ do thời tiết dị thường.

Lúa tại địa bàn huyện Tuyên Hóa bị ngã, đỗ do thời tiết dị thường.

Theo dự báo của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực: Thời tiết trong 2 ngày tới tại Quảng Bình sẽ tiếp tục có mưa. Như vậy, nguy cơ hàng ngàn ha lúa có thể tiếp tục ngã đỗ, bị chìm trong nước là điều mà chính quyền địa phương phải tính tới để có phương án giúp bà con nhân dân thu hoạch lúa, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, tiếp tục canh tác mùa vụ mới.

Đọc thêm