Đến năm Gia Long thứ 13 (1814), đổi sang phủ Ứng Hòa. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888) chia huyện Chương Đức thành hai huyện Yên Đức, thuộc phủ Mỹ Đức và huyện Chương Mỹ thuộc phủ Ứng Hòa. Ngày 21 tháng 4 năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Tây, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 22 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đại Nghĩa, Đốc Tín, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.
Ngày 19 tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức - trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đại Nghĩa; Đến năm 2004 hợp nhất xã Đại Nghĩa và thị trấn Tế Tiêu nay là thị trấn Đại Nghĩa.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập từ tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Tây.
Hoàn thành khá toàn diện các mục tiêu đề ra
Trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mỹ Đức đã thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII đề ra. Cụ thể, kinh tế phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt 10,3%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 26,2%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra; công nghiệp, xây dựng đạt 33,4%; dịch vụ, thương mại, du lịch đạt 40,4%, vượt chỉ tiêu đề ra.
Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2020 đạt 160 triệu đồng/ha, tăng 42 triệu đồng so với năm 2015, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, dịch vụ, thương mại...
Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người dân Mỹ Đức năm 2020 đạt 48 triệu đồng/ người/năm, tăng 2,36 lần so với năm 2015, vượt 10 triệu đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra... Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 45%; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,19%...
Cùng với phát triển kinh tế, huyện Mỹ Đức đã ban hành nhiều chương trình, nghị quyết về xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Trong 5 năm qua, huyện Mỹ Đức đã huy động gần 2.930 tỷ đồng đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới, cao hơn giai đoạn 2010-2015 gần 1.045 tỷ đồng. Tính đến năm 2020, toàn huyện đã có 17/21 xã “về đích” chương trình xây dựng nông thôn mới…
Công tác xây dựng Đảng được quan tâm chỉ đạo.
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (2020-2025), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã đề nghị Mỹ Đức tiếp tục lãnh đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; thường xuyên nắm bắt tâm tư và nguyện vọng của nhân dân để kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân... Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cùng với phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo song trùng hoàn thành xuất sắc “nhiệm vụ kép” này…
Với chủ đề “Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy truyền thống anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực, đổi mới, sáng tạo vươn lên; xây dựng huyện Mỹ Đức đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại của Thủ đô”, Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục thực hiện hiệu quả cao các quy hoạch đã được thành phố phê duyệt, xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực trên cơ sở đó tập trung phát huy, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh địa phương; đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững, tăng dần tỷ trọng du lịch, dịch vụ; chọn mũi nhọn du lịch, dịch vụ làm trung tâm đột phá phát triển kinh tế; Chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ, thúc đẩy phát triển, chuyển đổi mạnh các mô hình kinh tế nông nghiệp, mở rộng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp chất lượng có tính cạnh tranh cao, gắn sản phẩm nông nghiệp vào phục vụ ngành du lịch, phát triển và mở rộng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp sạch...
Chùa Hương
Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở miền Bắc “Nam Thiên đệ nhất động” Đây là một khu quần thể chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Mọi người thường đi Chùa Hương vào dịp Lễ Hội Chùa Hương từ tháng 1 cho đến tháng 3 âm lịch. Nhưng đi du lịch Chùa hương bạn có thể đi quanh năm.
Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây để cầu mong một năm mới tốt lành. Chùa Hương là một quần thể kiến trúc nằm rải rác trong thung lũng Suối Yến.
Khu Sinh Thái Bể Bơi Cửa Hương
Giữa vùng “sơn thuỷ hữu tình” thuộc địa phận huyện Mỹ Đức (Hà Tây), một đầm nước trong vắt được tạo nên từ mạch ngầm trong lòng dãy núi đá thẳm sâu, huyền bí đang thu hút đông đảo du khách đến khám phá sự diệu kỳ của thiên nhiên. Một đầm nước trong vắt, chạy dài hun hút từ trong lòng dãy núi đá vôi sừng sững, mang cái tên rất trữ tình: Hang cửa Hương.
Đầm sen thôn Đức Dương
Cách trung tâm Hà Nội 55km, đầm sen thôn Đức Dương, xã An Phú, huyện Mỹ Đức có lẽ là đầm sen “vô cực” nếu không có những dãy núi đá vôi “bo viền” bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Người dân An Phú bao đời nay gắn bó với ruộng đồng, mỗi năm hai vụ cấy lúa gối trồng sen. Du khách về An Phú sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thôn quê yên bình và hương thơm thanh khiết của những đầm sen rộng lớn.
Hồ Tuy Lai
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45 km về phía Tây Nam và cách trung tâm huyện Mỹ Đức 8km, quần thể hồ Tuy Lai (nằm chủ yếu ở xã Tuy Lai) trải rộng hơn 26,5 km2 được tạo nên bởi các dải núi đá vôi, một số hang động, thung lũng, cùng với gần 10 di tích lịch sử – văn hóa bao gồm đền thờ, chùa, đình tạo nên một không gian thanh tịnh huyền ảo, trữ tình hiếm thấy.
Đặc sản huyện Mỹ Đức
Chè củ mài
Củ mài vốn là một món ăn dân dã nhưng qua năm tháng đã được lên thành hàng đặc sản |
Rau sắng
Rau sắng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất chùa Hương |
Bánh củ mài ngũ cốc
Bánh củ mài có màu nâu nhạt, vị thơm, giòn tan |
Mơ chùa Hương
Mơ chùa Hương nổi tiếng nhất phải kể đến mơ làng Yến Vĩ – mảnh đất của những quả mơ căng mọng thơm ngon |
Cuối cùng, một lời khuyên nhỏ dành cho những bạn trẻ thích chek-in huyện Mỹ Đức và địa điểm du lịch về đêm đó chính là hãy diện những bộ cánh sáng màu và rực rỡ để có được những tấm ảnh đẹp hơn.