Năng lực cạnh tranh và năng lực hội nhập

Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được công bố chưa lâu, Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương PEII năm 2010 cũng được Uỷ ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (NCIEC) công bố.

Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được công bố chưa lâu, Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương PEII năm 2010 cũng được Uỷ ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (NCIEC) công bố.

Đây là năm đầu tiên, PEII được thực hiện, là kết quả dự án nghiên cứu của NCIEC do Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtraylia (AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tài trợ thông qua Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật hậu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (BWTO).

Trong lần đầu tiên này, báo cáo đánh giá năng lực hội nhập kinh tế của 50/63 tỉnh thành trên cả nước. 8 nhóm tiêu chí, còn gọi là 8 trụ cột, được đưa ra để đánh giá, gồm: thể chế, cơ sở hạ tầng, văn hoá, đặc điểm tự nhiên địa phương, con người, thương mại, đầu tư, du lịch.

container
Ảnh minh họa

Theo đó, nhóm các địa phương có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tốt gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai…

Nhóm địa phương có năng lực khá gồm Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình. Nhóm các địa phương có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế trung bình là Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Bạc Liêu…

Nhóm có năng lực kém đa phần là các tỉnh miền núi khó khăn như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh...

Theo các tác giả của báo cáo, chỉ số PEII có nhiều điểm khác biệt với chỉ số PCI. Nếu như chỉ số PCI cho thấy năng lực điều hành kinh tế cấp tỉnh với các chính sách của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế của các doanh nghiệp thì chỉ số PEII cho thấy mối quan hệ giữa điều hành kinh tế, phát triển doanh nghiệp và đời sống người dân.

Tuy nhiên, cũng như PCI, PEII đặt ra mục tiêu chính là cố gắng đưa ra “một công cụ”, ở đây nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi địa phương trong tổng thể nền kinh tế hội nhập đang ngày một sâu rộng hiện nay của nước ta, cụ thể hơn đó là những tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân, xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Một điểm chung nữa, như lời ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương, “xếp thứ hạng cao thấp không phải là mục tiêu chính, không nhằm để các địa phương ganh đua nhau mà chỉ số này cùng các tiêu chí của nó là thông số tổng hợp đáng tin cậy để các địa phương tham khảo, đánh giá đúng tiềm năng lợi thế của mình trong xây dựng và điều chỉnh chính sách”.

Tuấn An 

Đọc thêm