Nhiều điểm sáng trong công tác giảm nghèo của tỉnh Thanh Hoá

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chương trình Giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5%/năm, cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch và thuộc nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước.
Nhiều điểm sáng trong công tác giảm nghèo của tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hoá là một trong 8 tỉnh của cả nước được Chính phủ chọn để thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình giảm nghèo Bền vững giai đoạn 2012-2015. Chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm luôn được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm.

Đặc biệt, với các khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn... đều có chính sách, chế độ và các dự án ưu tiên, được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp sát thực mang lại hiệu quả cao, giúp các huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn của tỉnh thay đổi, giúp người nghèo từng bước chủ động vươn lên thoát nghèo; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, cải thiện đáng kể điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh của nhân dân.

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Với phương châm “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” công tác giảm nghèo ở tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2020 chỉ còn 2,32%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Đời sống của người dân nơi đây không ngừng được nâng lên.

Chương trình Giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Chương trình Giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Phong trào đã làm chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, đảm bảo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, tập trung vào 3 nhóm chính sách hỗ trợ: hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như: nhà ở, giáo dục, y tế, thông tin, nước sạch; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Theo kết quả thống kê, tính toán sơ bộ, thu nhập bình quân đầu người hiện nay của hộ nghèo ở Thanh Hóa đạt khoảng 1,487 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2,17 lần cuối năm 2015, dự kiến đến cuối năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1,713 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2,50 lần cuối năm 2015 (cuối năm 2015 khoảng 685.000 đồng/người/tháng), đạt mục tiêu Chương trình đề ra.

Tính đến 31/12/2019, toàn tỉnh Thanh Hóa có số người tham gia BHYT là 3.152.059 người. Trong đó có 2,7 triệu lượt người nghèo, người cận nghèo, người DTTS được khám, chữa bệnh BHYT. Đã có 800.978 lượt học sinh được miễn, giảm học phí, 105.073 lượt học sinh được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở. Tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non đạt 99,92%; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt 98,36% (mức độ 3); tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS đạt 95,5%. Dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non đạt 99,94%; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học đạt 98,65%; tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS đạt 96,08%.

Cuối năm 2020, tỉnh Thanh Hóa có 7.119 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách làm nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 và Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tổng số tiền 177,83 tỷ đồng; 2.637 hộ được hỗ trợ làm nhà ở phòng tránh bão lụt. Có 195.888 hộ dân được hỗ trợ vay vốn xây dựng công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

Đầu năm 2017, toàn tỉnh từ 30 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đến nay chỉ còn 12 xã (trong đó: 2 xã lên phường theo Nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14 ngày 19/4/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới).

Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Thanh Hoá được cả hệ thống chính trị vào cuộc hành động.
Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Thanh Hoá được cả hệ thống chính trị vào cuộc hành động.

Với những kết quả đạt được, mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhiều chỉ tiêu giảm nghèo đạt khá so với kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân đạt 2,5%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch và thuộc nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước; vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được cải thiện rõ nét; thu nhập bình quân của người nghèo cao gấp 2,5 lần so với năm 2015.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; các cấp ủy đảng và chính quyền các địa phương, công tác giảm nghèo (GN) nhanh và bền vững của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tốc độ GN của các huyện miền núi bình quân giai đoạn 2013 - 2015 mỗi năm giảm 5,5%, giai đoạn 2016 – 2020 mỗi năm giảm 4,02%, có 1/7 huyện thoát khỏi diện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (huyện Như Xuân- tháng 3/2019), có 5 xã và 30 thôn, bản đặc biệt khó khăn khu vực 11 huyện miền núi hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020; có 72 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 33,1 triệu đồng (tăng 22,5 triệu đồng so với năm 2014, tăng 23,1 triệu đồng so với năm 2012). Sản xuất công nghiệp trên địa bàn miền núi tăng trưởng nhanh và ổn định, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 tăng bình quân năm là 22,2%, cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của tỉnh (17,2%); năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.309 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2014.

Đáng chú ý, các huyện miền núi đã phát triển du lịch cộng đồng, đón 5,7 triệu lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,2%/năm.

Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, từ các chính sách của Đảng và Nhà nước, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm. Tổng vốn đầu tư xây dựng đạt trên 80 nghìn tỷ đồng (bình quân 11,4 nghìn tỷ đồng/năm).

Đến nay, 100% số xã miền núi có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 92 % các thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 52,2% thôn bản có đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa; hệ thống thủy lợi được quan tâm đầu tư, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất nông nghiệp; 91% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

100% các xã thuộc khu vực miền núi có điện lưới quốc gia; 99,8% hộ dân miền núi dược dùng điện lưới quốc gia; 100% (11/11) bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư, cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân; 100% trạm y tế xã, y tế thôn bản thuộc 11 huyện miền núi được hỗ trợ trang thiết bị y tế, 88,6% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 11 huyện miền núi có 672 trường, trong đó 391 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 51% xã đạt chuẩn quốc gia về giáo dục; 7/11 huyện có thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện, 133/175 xã, thị trấn có trung tâm văn hóa xã và hội trường đa năng, 55% thôn, bản có nhà văn hóa, khu thể thao; 100% trung tâm các xã có mạng truyền dẫn cáp quang và được phủ sóng thông tin di động; 98% hộ đồng bào được xem truyền hình, 95% được nghe đài phát thanh…

Đời sống người dân đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt.

Đời sống người dân đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt.

Bà Vũ Thị Hương Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Với những kết quả đạt được, mục tiêu giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu giảm nghèo đạt khá so với kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân đạt 2,5%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch và thuộc nhóm tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất cả nước.

Điều đáng mừng là thông qua các chương trình, dự án được triển khai để hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập, năng lực sản xuất, ý chí vươn lên của người nghèo đã được nâng lên, sự trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước đã giảm rõ rệt. Nhiều hộ dân thoát nghèo, vương lên làm giàu chính đáng cho gia đình và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.”

Đọc thêm