" Như chưa hề có cuộc chia ly" - thông điệp “hãy lên tiếng” và “nhân văn”

(PLVN) -  " Như chưa hề có cuộc chia ly" là một hành trình dài 15 năm mang đến cho công chúng nhiều câu chuyện ý nghĩa khi những gia đình tìm được nhau sau bao năm xa cách.

"Như chưa hề có cuộc chia ly" lần đầu tiên đặc biệt tổ chức trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2022 sau 2 năm hoãn vì đại dịch COVID - 19. Chương trình đem đến câu chuyện của chị Nguyễn Thị Giang và anh Nguyễn Văn Sơn trên hành trình đi tìm lại mẹ và chị gái ở miền Bắc trong những tháng ngày chia cách từ năm 1975, sau khi chia tay mẹ ở quê theo ba vào miền Nam.

Chương trình kết nối thành công câu chuyện của các nhân vật đem lại những giọt nước mắt hạnh phúc cho những số phận nghiệt ngã được đoàn tụ lại trong không gian ấm cúng mang lại nhiều cảm xúc cho người xem.

Cả gia đình được đoàn tụ ( ảnh: nhà báo Thu Uyên )

Ở đâu cũng có những ly tán, cũng có người chờ đợi và những người ly tán và họ là người không có vị trí thế nhưng báo chí là cầu nối đưa được những tiếng nói thấp nhất được ra với công chúng.

Qua chương trình, thông điệp: "Hãy lên tiếng!" mong được lan tỏa sâu rộng tới xã hội. Những cuộc chiến tranh, những cuộc ly tán làm nhoè đi những ký ức bao nhiêu năm không ai biết cả, hàng triệu người Việt Nam không chỉ sống trong nước mà còn sống ở ngoài nước đã chịu đau thương không nhớ gia đình không quê hương gốc rễ, đặc biệt là những nỗi đau chia ly cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không thể tìm lại nhau.

Nhà báo Thu Uyên từng chia sẻ trong chương trình Have A Ship và tại Hội Báo toàn quốc 2022 mong muốn mọi người hãy nói ra nỗi đau của mình, để không phải riêng chúng tôi mà những người tình nguyện trong nước và xuyên quốc gia, cùng nhiều tổ chức cơ quan báo chí khác luôn lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ.

B
Buổi toạ đàm chuyện nghề hai chữ nhân văn.

Hai chữ "nhân văn"

"Nhân văn" là hai chữ được nhắc đến trong Hội báo Xuân năm nay và chương trình "Chưa hề có cuộc chia li" có giá trị nhân đạo và giá nhân văn cao cả mang lại hạnh phúc cho người thất lạc một khi họ tìm đến chương trình là họ có niềm tin sẽ gặp lại người thân và đây một câu chuyện văn hoá đại diện cho bản sắc hướng đến cái thiện của người Việt Nam.

Không chỉ các nhà báo mà người trẻ bạn cần làm gì để lan toả hai chữ nhân văn đơn giản là hỏi những người xung quanh mình ai ly tán hãy giúp người họ kết nối. Khi bạn sống trong thời đại mạng xã hội, bạn có trách nhiệm kết nối những thứ xung quanh bạn và trở thành một người kết nối sứ mệnh.

Đọc thêm