Hội thảo diễn ra nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa nói chung, trong đó có việc tổ chức điền dã, nghiên cứu, tìm lại dấu tích Phật giáo thời phong kiến nhiều năm qua. Bên cạnh đó, hội thảo được tổ chức còn góp phần cung cấp thông tin đầy đủ nhất về các dấu tích Phật giáo thời Trần – Lê ở phạm vi trong tỉnh Yên Bái về môi trường, cảnh quan, kiến trúc, trang trí, thờ tự, loại hình…
Các vị đại biểu, tăng ni, Phật tử tham quan gian trưng bày các hiện vật thờ tự |
Tại Hội thảo, các đại biểu đã cung cấp những thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học về những dấu tích Phật giáo thời Trần, Lê ở Yên Bái về môi trường cảnh quan, kiến trúc, trang trí, thờ tự, loại hình... Đồng thời, đánh giá giá trị về mọi mặt của hệ thống Phật giáo thời nay, phân tích những đặc trưng nổi bật, từ đó khảo cứu về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, vai trò của Phật giáo trong việc củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Mô tả ảnh |
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã đề cập đến sự phát triển của hệ thống thờ tự của tổ chức Giáo hội Phật giáo tỉnh Yên Bái, những đóng góp của bà con theo đạo Phật ở Yên Bái đối với sự phát triển chung của tỉnh.
Đồng thời đề xuất hướng phục hồi, tôn tạo nhằm bảo tồn cũng như phát huy giá trị của các di tích Phật giáo, vừa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tinh thần của một bộ phận bà con theo đạo Phật vừa phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hội thảo khoa học đã góp phần cung cấp, trao đổi, bổ sung, hệ thống cơ sở thông tin khoa học về sự tồn tại và phát triển của di sản, di tích Phật giáo ở tỉnh Yên Bái xưa và nay