Chương trình nằm trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Kỷ niệm 60 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961- 10/8/2021), đã tổ chức tại Hà Nội,
Về dự Lễ phát động có ông Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh- nguyên ỦY viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ông Đinh Viết Hồng – nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Nghệ An. Đại diện Hội nạn nhân chất độc da cam/ dioxin 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Về dự còn có các cơ quan đại diện, Văn phòng thường trú các báo Trung ương, báo chí địa phương.
Nội dung của cuộc thi: phản ánh hậu quả thảm khốc của cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam. Các vấn đề trong đời sống của nạn nhân, những tấm gương vượt khó vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Công tác hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ nạn nhân chất độc da cam của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, các nhà hảo tâm;
|
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phát động Lễ cuộc thi Giải báo chí. |
Công tác củng cố, xây dựng Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin, việc thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đối với nạn nhân chất độc da cam. Cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam, nhất là các vụ kiện đòi các công ty hóa chất sản xuất và cung cấp thuốc diệt cỏ cho quân đội Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam, phải có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam.
Các tác phẩm tham gia Giải phải phản ánh khách quan, chân thực, chính xác người thật, việc thật, không hư cấu, có tính chất phát hiện, tổng kết, nêu gương, định hướng tư tưởng, có tính thuyết phục và đạt hiệu quả xã hội cao, có phương pháp thể hiện hấp dẫn, sáng tạo, có tác động tích cực, phục vụ thiết thực công tác chăm sóc, giúp đỡ, bảo vệ nạn nhân chất độc da cam.
Các tác phẩm dự thi gửi nguyên bản gốc, hoặc photocopy trên giấy khổ A4, dung lượng không quá 1.500 chữ, ghi rõ tên bài và thời gian đăng tải (không nhận tác phẩm đánh máy lại). Độ dài tác phẩm không quá 5 kỳ. Tác phẩm được xét trao giải phải đảm bảo không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm công bố.
|
Các đại biểu và phóng viên các báo Trung ương và địa phương về dự Lễ phát động.Các đại biểu và phóng viên các báo Trung ương và địa phương về dự Lễ phát động. |
Các thể loại và loại hình báo chí được xét trao thưởng gồm: Loại hình báo in, báo điện tử, thể loại: phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra.
Các tác phẩm báo in và báo điện tử gửi file vào địa chỉ Email: tapchidacam@gmail.com để Hội đồng Giải thuận tiện trong việc quảng bá tác phẩm. Điện thoại liên hệ: máy cơ quan: 0246.265.2654, Đại tá Chu Đình Út 0916.751.952.
Tác phẩm báo chí được xét chọn và trao Giải là những tác phẩm bằng tiếng Việt, được các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước sử dụng kể từ ngày 01/1/2020 đến ngày 30/3/2021. Mỗi tác giả được lựa chọn gửi 3 tác phẩm.
Đối tượng dự Giải tất cả các nhà báo chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp, các cộng tác viên, thông tin viên của các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài, đội ngũ cán bộ Hội các cấp, hội viên Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, cựu thanh niên xung phong Việt Nam…
Những tác phẩm đạt giải trao thưởng vào dịp Kỷ niệm 60 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961- 10/8/2021). Các tác phẩm báo chí xuất sắc về đề tài, được trao tặng Bằng khen chứng nhận Giải A,B,C, khuyến khích kèm theo tiền thưởng. Cụ thể: Giải A: 3 giải, mỗi giải 15 triệu đồng. Giải B: 5 giải, mỗi giải 10 triệu đồng. Giải C: 10 giải, mỗi giaỉ 5 triệu đồng. 40 giải khuyến khích, mỗi giải 3 triệu đồng.
Tại buổi lễ, ban tổ chức cũng đã trao hỗ trợ cho 8 nạn nhân chất độc da cam/ dioxin có hoàn cảnh khó khăn.