Hóa thạch thuộc về một loài người cổ đại có tên Australopithecus anamensis, được cho là tổ tiên trực tiếp của giống loài "Lucy" nổi tiếng Australopithecus afarensis. Đây là thành viên được biết đến nhiều nhất của nhóm Australopithecus, xuất hiện từ thời tổ tiên ta còn ở trên cây, đi lại bằng 2 chân nhưng vẫn có khuôn mặt nhô ra giống vượn với bộ hàm mạnh mẽ và bộ não nhỏ.
Hộp sọ 3,8 triệu năm tuổi của tổ tiên loài người mới được tìm thấy |
Lucy là tên một mẫu hóa thạch vượn hình người, được nhà khảo cổ học Donald Johanson và học trò của ông Tom Gray phát hiện.
Lucy sống cách đây 3,2 triệu năm, có hình dáng nhỏ bé và hình dạng khung chậu của phụ nữ.
Hộp sọ cho thấy MRD có bộ não nhỏ chỉ khoảng 1/4 kích thước của một người hiện đại, nhưng đã mất một số tính năng giống vượn. Răng nanh nhỏ hơn những cái đã thấy trong các hóa thạch trước đó, hàm phát triển mạnh mẽ hơn và xương gò má nổi bật như được tìm thấy trong Lucy và hóa thạch bà Ples nổi tiếng (một thành viên khác của nhóm Australopithecus). Các nhà khoa học cho rằng điều này đã giúp tổ tiên loài người nhai được thức ăn cứng trong suốt mùa khô khi có ít thảm thực vật hơn.
Thời gian được truy ra của hộp sọ này cũng tiết lộ rằng Anamensis và hậu duệ là Lucy cùng tồn tại trong khoảng ít nhất là 100.000 năm. Khám phá này thách thức khái niệm lâu đời về tiến hóa tuyến tính, trong đó một loài biến mất và sẽ được thay thế bằng một loài mới.
Anamensis, xuất hiện khoảng 4,2 triệu - 3,8 triệu năm trước, được cho là tổ tiên của Lucy nhưng vẫn tiếp tục quanh quẩn sau khi nhóm Lucy tách khỏi dòng dõi cha mẹ. Bằng chứng địa chất cho thấy cảnh quan nơi sinh vật này sống có những ngọn đồi cực kỳ dốc, núi lửa, dòng dung nham và kẽ nứt có thể dễ dàng làm cho các quần thể bị cô lập, cho phép chúng phân chia riêng lẻ.