Quảng Bình: Chú trọng giải quyết việc làm và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thời gian qua, công tác giải quyết việc làm (GQVL) và đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được ngành Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) quyết liệt triển khai nhằm hoàn thành mục tiêu, các chỉ tiêu về GQVL cho NLĐ trên địa bàn.
Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2021.
Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2021.

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng chung do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ trên tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực, hiệu quả của người dân, công tác GQVL đạt nhiều kết quả hết sức khả quan.
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, đến 31/12/2021, số lao động được tạo việc làm mới là 15.969 lao động (đạt 88,7% kế hoạch năm). Có trên 2.067 lao động được xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng (đạt 57,4% kế hoạch năm).

Ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Xác định giải quyết việc làm tại chỗ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, các cấp, ngành từ tỉnh, huyện đến cơ sở đã tập trung thực hiện tốt các phong trào thi đua làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương; tích cực đầu tư khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế ở các vùng miền; đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, TM-DV; phát triển trang trại, gia trại; nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với xây dựng nhãn mác, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm…

Nhằm hỗ trợ người dân phát triển các mô hình kinh tế, tạo việc làm ổn định để thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trong năm 2021, từ nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đã có 3.600 lượt khách hàng vay vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. Qua đó đã góp phần hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho khoảng 4.000 lao động.

Năm 2021, tạo việc làm mới là 15.969 lao động.

Năm 2021, tạo việc làm mới là 15.969 lao động.

Bên cạnh giải quyết việc làm tại chỗ, trong năm 2021 toàn tỉnh đã có trên 2.067 lao động được xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, tập trung nhiều nhất ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…, bình quân thu nhập của mỗi lao động đi xuất khẩu từ 20 - 40 triệu đồng. Thông qua việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhiều gia đình đã có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống và vươn lên làm giàu, góp phần làm cho bộ mặt quê hương khởi sắc...

Mặt khác, để tiếp tục nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành cũng chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực này theo đúng quy định.

Lao động nông thôn ứng dụng công nghệ cao trong lao động sản xuất.

Lao động nông thôn ứng dụng công nghệ cao trong lao động sản xuất.

Nhờ thực hiện tốt GQVL và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đã góp phần vào thực hiện giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động; tỉ lệ hộ nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 còn 8.269 hộ, chiếm tỉ lệ 3,24% tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 0,66% vượt kế hoạch đề ra (giảm 0,6%); hộ cận nghèo còn 10.882 hộ, chiếm tỉ lệ 4,27% tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 0,67%. Dự ước tổng số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022-2025, trong đó; hộ nghèo có 17.601 hộ, chiếm tỉ lệ 6,89%/ tổng số hộ; hộ cận nghèo có 14.348 hộ, chiếm tỉ lệ 5,62% /tổng số hộ toàn tỉnh.

Từ Quỹ quốc gia về việc làm đã duy trì và mở rộng việc làm cho khoảng 4.000 lao động.

Từ Quỹ quốc gia về việc làm đã duy trì và mở rộng việc làm cho khoảng 4.000 lao động.

Thời gian tới, ngành sẽ tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là bám sát định hướng về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, triển khai thực hiện tốt các giải pháp nhằm đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu mà nghị quyết Đại hội đã đề ra. Sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án, tiếp tục hỗ trợ cho các cơ sở GDNN, trong đó ưu tiên cho các cơ sở GDNN phối hợp tốt với DN trong tuyển sinh, đào tạo và tuyển dụng lao động; chú trọng công tác giải quyết việc làm và đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng cường liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng với các doanh nghiệp…

Năm 2021, có trên 2.067 lao động được xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Năm 2021, có trên 2.067 lao động được xuất cảnh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trao đổi về công tác giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở cho biết: Bước sang năm 2022, mục tiêu toàn tỉnh phấn đấu tạo việc làm cho 18.000 người, trong đó có khoảng 3.600 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 67,5% và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 28,2%; tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp 16.500 người, trong đó: cao đẳng 600 người, trung cấp 2200 người, sơ cấp và dưới 3 tháng 13.800 người; phấn đấu đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5-1,8% theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022-2025, phấn đấu đến cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% theo chuẩn mới.

Bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH phát biểu chỉ đạo hội nghị tư vấn tuyển sinh và các hoạt động gắn kết đào tạo với doanh nghiệp năm 2021.

Bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH phát biểu chỉ đạo hội nghị tư vấn tuyển sinh và các hoạt động gắn kết đào tạo với doanh nghiệp năm 2021.

Để đạt được mục tiêu trên, rất cần sự tham gia của nhiều phía, từ doanh nghiệp, bản thân người lao động và từ các cấp, các ngành. Riêng đối với những lao động chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là lao động trở về từ vùng dịch, từ các tỉnh, thành phía Nam có nhu cầu, tỉnh Quảng Bình đang nghiên cứu phương án đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngắn hạn. Khi đó, vai trò của nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm là hết sức quan trọng, bà Lan cho biết thêm.

Đọc thêm