Quảng Bình: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp chú trọng phát triển công nghệ cao

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vượt qua những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai cuối năm 2020, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những diễn biến phức tạp của COVID-19, kết quả sản xuất năm 2021 của ngành Nông nghiệp Quảng Bình vẫn đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2021.
Ông Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2021.

Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng nông-lâm-ngư nghiệp đạt 3,41%; tỷ trọng nông nghiệp chiếm 21,41% GRDP toàn tỉnh; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 52% giá trị sản xuất nông nghiệp; sản lượng lương thực 32,2 vạn tấn; tổng sản lượng thuỷ sản 89.064 tấn; độ che phủ rừng 68%; dân số nông thôn được cấp nước sạch, hợp vệ sinh 97%...

Nông nghiệp được mùa toàn diện, sản lượng cao nhất từ trước đến nay.

Nông nghiệp được mùa toàn diện, sản lượng cao nhất từ trước đến nay.

Trong năm, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả, nổi bật là hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, chất lượng.

Đến nay, toàn tỉnh có thêm 05 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh lên 86/128 xã, đạt 67,2%; có 26 khu dân cư kiểu mẫu và 43 vườn mẫu được công nhận.

Bộ mặt nông thôn mới khởi sắc từng ngày.

Bộ mặt nông thôn mới khởi sắc từng ngày.

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2022 ngành Nông nghiệp Quảng Bình đưa ra các giải pháp thực hiện như: Phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng thích ứng linh hoạt, an toàn gắn với kiểm soát dịch bệnh và xây dựng NTM; tăng cường ứng dụng, chuyển giao, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp; chú trọng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp…

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Bình lên kệ hàng các siêu thị.

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Bình lên kệ hàng các siêu thị.

Theo đó, ngành Nông nghiệp Quảng Bình sẻ tập trung tái cơ cấu toàn diện; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; tích cực tìm kiếm, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo chuỗi; triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo phương thức trang trại, xây dựng vùng, cơ sở an toàn.

Trước mắt đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất Đông - Xuân và nuôi trồng thủy sản đầu năm 2022; tiếp tục thử nghiệm và phát triển các mô hình kinh tế, tập trung vào các đối tượng có giá trị kinh tế cao; triển khai có hiệu quả công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp không theo quy định để sớm tháo gỡ thẻ vàng...

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2021.

Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2021.

Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng phương án quản lý rừng trồng bền vững và đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho rừng trồng; thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM…

Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm và đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử. Huy động, lồng ghép các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong tình hình mới.

Đập thủy lợi Rào Nan, dấu ấn của ngành nông nghiệp Quảng Bình (Ảnh: Bách Chiến)

Đập thủy lợi Rào Nan, dấu ấn của ngành nông nghiệp Quảng Bình (Ảnh: Bách Chiến)

Thực hiện có hiệu quả công tác bố trí dân cư, đặc biệt là di dân khẩn cấp sau thiên tai ở những vùng có nguy cơ sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng và ổn định cuộc sống cho người dân. Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Chương trình giảm nghèo, Phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chương trình OCOP…, quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các địa phương có điều kiện khó khăn trên địa bàn.

Đọc thêm