Rác từ F0 được Đà Nẵng thu gom, xử lý bằng cách nào để đảm bảo an toàn?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vài tháng trở lại đây trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 có xu hướng tăng cao, tại thành phố Đà Nẵng phần lớn các ca mắc tự điều trị và cách ly tại nhà, cùng với đó để có thể đảm bảo, xử lý rác thải F0 đúng cách tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng cũng là vấn đề rất khó khăn.
Rác từ F0 được Đà Nẵng thu gom, xử lý bằng cách nào để đảm bảo an toàn?

Khó khăn phân loại rác sinh hoạt và rác thải F0

Trước diễn biến số ca nhiễm tăng cao, Sở Y tế TP Đà Nẵng đã có hướng dẫn cho phép những bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ được phép điều trị tại nhà.

Tại đây, Sở Y tế TP Đà Nẵng đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường TP Đà Nẵng chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai giải pháp vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời yêu cầu quản lý chặt chất thải từ F0 điều trị tại nhà.

Theo hướng dẫn của ngành y tế, các bộ kit xét nghiệm, bông băng, những giấy lau dịch mũi, hoặc khạc đờm phải được thu gom và xử lý riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Hướng dẫn các địa phương triển khai giải pháp vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời yêu cầu quản lý chặt chất thải từ F0 điều trị tại nhà

Hướng dẫn các địa phương triển khai giải pháp vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời yêu cầu quản lý chặt chất thải từ F0 điều trị tại nhà

Tuy nhiên, việc thu gom xử lý rác thải gặp rất nhiều khó khăn, bởi số lượng số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn TP Đà Nẵng tăng cao, đặc biệt tránh lây nhiễm cho cộng đồng.

Kiểm chứng thực tế, tại điểm tập kết thùng rác sinh hoạt trên vỉa hè tuyến đường Nguyễn Tất Thành, một công nhân môi trường (Xí nghiệp môi trường Thanh Khê, Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng) cho biết, từ khi ra tết tới giờ, tôi thấy bộ kit xét nghiệm, bông băng, khẩu trang để lẫn trong các bao rác sinh hoạt, rất khó để có thể phân loại đâu là rác thải sinh hoạt, đâu là rác F0.

Bà Hoàng Thị Ngọc Hiếu - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết: “Số lượng rác F0 tăng cao, có nhiều trường hợp Covid-19 điều trị tại nhà mà không khai báo, chính quyền địa phương không gửi danh sách địa chỉ nhà nên công nhân không biết để đến thu gom rác riêng”.

“Từ cuối tháng 12/2021 đến nay, khi thành phố thực hiện triển khai cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà/nơi cư trú, Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng đã thu gom được khoảng 80 tấn rác thải từ F0, F1 với tuần suất khoảng 4.500 hộ/ngày. Nếu tình hình cứ tiếp tục, các công nhân có thể sẽ thu gom không xuể”, bà Hoàng Thị Ngọc Hiếu thông tin.

Theo ước tính cho tới thời điểm ngày 12/3, các địa phương trên thành phố Đà nẵng đang cách ly, điều trị 49.952 trường hợp F0 tại nhà, trong đó 27.314 trường hợp không có triệu chứng, 25.043 trường hợp triệu chứng nhẹ. Cộng dồn đến nay có 133.050 trường hợp mắc Covid-19 được theo dõi, điều trị tại nhà khỏi bệnh.

Theo ước tính cho tới thời điểm ngày 12/3, các địa phương trên thành phố Đà nẵng đang cách ly, điều trị 49.952 trường hợp F0 tại nhà, trong đó 27.314 trường hợp không có triệu chứng, 25.043 trường hợp triệu chứng nhẹ. Cộng dồn đến nay có 133.050 trường hợp mắc Covid-19 được theo dõi, điều trị tại nhà khỏi bệnh.

Ông Trần Văn Nhựt- PGĐ Xí nghiệp Môi trường Hải Châu cho biết, các công nhân thu gom rác F0 phải chạy hết công suất vì lượng rác F0, F1 quá nhiều. Hiện nay, xí nghiệp Môi trường Hải Châu chỉ có 4 người chuyên đi thu gom rác F0 nhưng tính theo danh sách các hộ dân có các trường hợp F1, F0 được UBND các phường tổng hợp cộng với các hộ F0 phát sinh thì công nhân thu dọn hơn 2.000 địa chỉ. Điều lo ngại nhất vẫn là sức khỏe của công nhân.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo các UBND phường, xã giao các tổ dân phố, tổ phòng, chống Covid-19 ở cộng đồng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát việc phải khai báo y tế của các trường hợp mắc Covid-19, cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú kịp thời để công nhân môi trường tiếp cận thu gom chất thải lây nhiễm.

Đọc thêm