Thống nhất hồ sơ khoa học của di tích Phủ Dầy, Nam Định: Phủ Thiên Hương là "Phủ chính"

(PLVN) - Trước nhiều tranh cãi của người dân khi đều đề nghị  Phủ Thiên Hương và Phủ Vân Cát phải được treo biển "Phủ chính", mới đây bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có văn bản thống nhất dựa trên nhiều chứng cứ còn sót lại.

Phủ Dầy (tên gọi khác phủ Giầy, phủ Giày) là quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh ngay sát chợ Viềng. Xưa kia, nơi đây được biết đến là ngôi đền lớn tại làng Kẻ Dầy. Cho đến khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được sắc phong là "Liễu Hạnh Công Chúa" thì được đổi tên thành Phủ Dầy. Do "Phủ" là danh từ chỉ định dinh cơ của các vương công, và Thánh Mẫu cũng là công chúa nên nơi thờ cũng sẽ được dùng chữ Phủ.

Phủ Tiên Hương, Phủ Vân CátLăng mẫu Liễu Hạnh là những di tích nằm trong Quần thể di tích lịch sử, kiến trúc Phủ Dầy đã được xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia. Trong thời gian qua, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Nam Định đã nhận được nhiều đơn đề nghị của cả hai phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát được treo biển là Phủ Chính. Vậy đâu mới là phủ chính?

Phủ Tiên Hương là phủ chính thờ mẫu Liễu Hạnh.

TS. Chu Xuân Giao - Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam - cho rằng việc trả lại tên gọi cho di tích góp phần vào việc đặt đúng vị trí của phủ Tiên hương trong hệ thống các di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh. Bản lược kê Lý lịch di tích lịch sử Phủ Giầy năm 1964 cùng nhiều văn bản lược ghi nêu rõ Phủ Tiên Hương là Phủ Chính thờ Liễu Hạnh Công chúa.

Theo Nghệ nhân ưu tú TRẦN THỊ HUỆ - Thủ nhang Phủ Tiên Hương, huyện Vụ Bản, Nam Định cho biết, trong nhiều di vật còn tồn tại đến ngày nay đều có tên gọi Phủ Chính. Qua nghiên cứu, quả Chuông đời vua Thành Thái niên đại năm 1896 khắc 4 chữ Phủ Chính Tiên Hương. Hệ thống 8 bia cổ niên đại từ năm 1892 đến 1914 đều ghi nhận di tích Phủ Tiên Hương gắn liền với tên Phủ Chính. Đặc biệt, một con dấu bằng đồng niên đại cuối thế kỷ 19 cùng bát hương, lọ, hạc, khánh... đều có ghi "Phủ chính" hiện vẫn đang được lưu giữ tại di tích.

Phủ Vân Cát cách phủ chính không xa cũng là nơi thờ mẫu.

Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch cho biết: "Trên cơ sở là Luật Văn hóa năm 2001 và 2009 đã xác định Phủ Tiên Hương còn được gọi là Phủ Chính".

Để giải quyết vấn đề này, mới đây Bộ VHTTDL đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Nam Định thống nhất theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích, trong đó, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là "Phủ Chính" và "Phủ Chính Tiên Hương", đề nghị địa phương tạo sự đồng thuận khi thực hiện việc treo biển di tích phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Đọc thêm