Tiền Giang hướng dẫn phương án sản xuất kinh doanh gắn với đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tỉnh Tiền Giang đã có hướng dẫn cụ thể.
Tiền Giang hướng dẫn phương án sản xuất kinh doanh gắn với đảm bảo an toàn phòng, chống dịch

Đa dạng phương án phù hợp với từng doanh nghiệp

Từ ngày 01/11/2021, tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được lựa chọn, quyết định việc thực hiện và chịu trách nhiệm các phương án sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, theo các phương án sau: tổ chức cho người lao động đi, về hàng ngày, 3 tại chỗ, kết hợp 3 tại chỗ và đi về hàng ngày.

Doanh nghiệp chỉ sử dụng người lao động đã được tiêm 02 mũi vắc-xin hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 06 tháng và cư trú ở vùng cấp độ 1 và cấp độ 2. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có khó khăn về nhân sự thì cơ quan có thẩm quyền xem xét và chịu trách nhiệm việc cho phép doanh nghiệp sử dụng người lao động tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin đã qua 14 ngày.

Về việc di chuyển trong tỉnh người lao động được di chuyển đến nơi làm việc bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện đưa đón tập trung do doanh nghiệp bố trí, sắp xếp. Còn di chuyển liên tỉnh thực hiện di chuyển người lao động bằng phương tiện đưa đón tập trung.

Người lao động trước khi trở lại doanh nghiệp làm việc phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR trong vòng 72 giờ. Về xét nghiệm tầm soát định kỳ, đối tượng và tỷ lệ người lao động xét nghiệm thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế tại từng thời điểm.

Lao động trở lại doanh nghiệp làm việc phải có kết quả xét bằng phương pháp Realtime RT-PCR trong vòng 72 giờ.

Lao động trở lại doanh nghiệp làm việc phải có kết quả xét bằng phương pháp Realtime RT-PCR trong vòng 72 giờ.

Trường hợp doanh nghiệp thay đổi phương án sản xuất kinh doanh

Khi có nhu cầu thực hiện hoặc chuyển đổi phương án hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm lập và gửi phương án theo mẫu về các cơ quan như: Ban Quản lý các Khu công nghiệp đối với doanh nghiệp trong các Khu, cụm công nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp và có quy mô từ 200 lao động trở lên; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đối với các doanh nghiệp ngoài Khu, Cụm công nghiệp nơi doanh nghiệp hoạt động và có quy mô dưới 200 lao động.

Trong thời gian 03 ngày, kể từ ngày nhận được phương án của doanh nghiệp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố, thị xã phải thẩm định xong phương án, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản thông qua hoặc từ chối thông qua phương án của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện các phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh, nếu có sự thay đổi số lượng lao động tham gia phương án. Doanh nghiệp chủ động thực hiện và gửi thông báo bằng văn bản về các cơ quan đăng ký nêu trên để cập nhật, theo dõi.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm lựa chọn và tổ chức thực hiện một trong các phương án sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm lựa chọn và tổ chức thực hiện một trong các phương án sản xuất, kinh doanh.

Định kì thứ 5 hàng tuần, ngày 20 hàng tháng, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã báo cáo tình hình thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh hàng tuần.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các doanh nghiệp kịp thời phản ánh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, UBND các huyện, thành phố, thị xã để tiếp nhận giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, xử lý.

Đọc thêm